Thành Lacey
(dịch theo Sarah Begey, tuần báo TIME – Feb 01, 2017)
Quyển
“The Refugees” là quyển truyện thứ nhì của tác giả Nguyễn Thanh Việt,
người đoạt Giải Putlitzer của Mỹ về văn học năm 2016 với quyển truyện
tựa đề : “The Sympathizer” (“Cảm tình viên”).
Năm 2016 là năm đầy
vang dội lên danh tiếng của anh với tác phẩm đầu tiên tên là “The
Sympathizer” viết về một điệp viên nhị trùng Việt đến California sau
cuộc chiến Việtnam và truyện này đã đoạt được giải thưởng danh tiếng
Pulitzer dù sau khi chỉ bán được 22 ngàn quyển in bìa cứng. Sau đó anh
bắt đầu viết quyển “ Người Tỵ nạn”, một tập tryện ngắn năm 1997 và mãi
cho đến năm 2014 mới hoàn tất. Lần nữa anh tập chú câu chuyện vào di
dân người Việt đến Hoa kỳ sau ngày Sàigòn bị sụp đổ. Câu truyện về
người tỵ nạn này đầy những nhân vật và tình tiết về người chủ tiệm tạp
hoá, về hiện tượng ma quái, về ông giáo sư và những đứa con gái sống đời
se xua, hoang phí của ông ta. Một vài câu truyện trong sách có lẽ
được lấy từ thời thơ ấu của anh như một người tỵ nạn tới Mỹ hồi năm
1975. Sau nhiều năm sống phân tán, gia đình anh tụ lại định cư ở San
Jose, CA và mở một tiệm bán tạp hóa.
Hiện nay T. Việt sống ở Los
Angeles với vợ và đứa con trai. Anh dạy Anh ngữ và môn khảo cứu về Hoa
kỳ tại ĐH Southern California. Anh viết nhiều bài ngắn về người tỵ nạn
trước khi viết cuốn Cảm Tình Viên và cho biết mình khai triển lối viết
tiểu thuyết từ các truyện ngắn mình viết. Sau khi đưa bản thảo cho chủ
nhiệm nhà sách là Peter Blackstock duyệt thì được nhận cho xuất bản. Đề
tài về người tỵ nạn là một vấn đề thời sự mà Việt cho biết là: “Tôi
muốn nói lên qua đề tài này là sự bài ngoại và nổi lo sợ của rất nhiều
người ở xứ này đối với một người tỵ nạn từ Trung đông tới như hiện nay
chẳng hạn, là có tính cách phi-lịch sử. Anh nói tiếp: “ Đa số người Việt
tỵ nạn năm 1975, ở thời điểm hiện nay coi như là việc của quá khứ, thay
vào đó người Mỹ gốc Việt thường được xem là một khía cạnh tích cực của
việc di dân.” Đây có lẽ vì nhóm người như người Viết gốc Mỹ được ca
ngợi như là một câu chuyện thành công nên sự “gây cấn trong xã hội” của
họ bị bỏ qua. Sự thù ghét Đế quốc Mỹ sôi sục trong truyện “Cảm Tình
Viên” dù cho người kể truyện này (the narrator ) được hưởng tự do trên
thương trường và tự do về mặt sinh hoạt tinh thần ở Los Angeles. Anh
noí: “ Người Mỹ gốc Á được coi là không có nổi giận hờn nào (đối với
chính quốc) dù đây là điều không thật.” Anh nói là họ :“ biết là sự
hội nhập của mình vào xã hội Mỹ là đòi hỏi phải tôn trọng nguyên trạng,
phải yên lặng, phải thông minh, phải hoạt bát, hướng ngoại. Nêú họ làm
đựơc các điều trên và là một thiểu số được coi như là gương mẫu thì họ
sẽ được chấp nhận.” T. Việt đưa ra nghi vấn về khuynh hướng , về cái
nhìn này: “ Cái nổi giận trong truyện viết của tôi không chỉ nhằm đơn
giản bày tỏ là : ‘ Tôi muốn được đối xử ngang bằng với người da trắng mà
chỉ đặt câu hỏi về những tất cả những đặc lợi kể trên.’ ”
Tựa
đề của cuốn “Cảm Tình Viên” nhằm nói lên hai mục đích: người kể câu
truyện là một cảm tình viên thân cộng nhưng lại thấy mình có sự thông
cảm với kẻ thù của mình. Anh không thấy điều này có xãy ra trong hình
thái chính trị phân cực của Mỹ, anh nói: “ Phe tả đòi sự thông cảm và
thương cảm đối với những người không nằm trong dòng chính của xã hội này
, Donald Trump cũng đòi như vậy nhưng ông ta lại muốn điều đó xãy ra
với những ai mà ông ta coi là người- Mỹ –chính- gốc mà thôi.”
Tác
giả T. Việt đang viết cho quyển tiếu thuyết khác mang tên là The
Committed, anh mong là các tác giả người Mỹ sẽ tham gia vaò những câu
hỏi này và hy vọng sẽ có sự biến chuyển mạnh trong giới văn sỹ từ nay và
nói là chính mình đang nhận thấy điều đó đang xãy ra.
* Xin lưu ý cùng bạn đọc, bài viết này là ý kiến riêng của Sarah Begey trên tuần báo TIME. ttt //
No comments:
Post a Comment