Ngày
Sài Gòn sụp đổ, ba không là một sĩ quan VNCH. Làm bên ngành hành chánh
nên không có cấp bậc, ba là Truởng ty thông tin Gia Định. Có một khoảng
thời gian ba làm thư ký toà hành chánh Gia Định.
Rồi
Việt Cộng xâm chiếm miền Nam, ba bị bắt và lưu đày ở tận Hà Nam Ninh -
Bắc Việt. Chúng nó biệt giam ba trong một căn phòng chỉ có 2 người.
Trong đó có Đại tá Nguyễn Hữu Phước và ba. Mỗi
ngày chúng nó đem cho ba 1 cục phèn chua hoà tan trong 1 cốc nước nhỏ
và ép buộc ba phải uống trước mặt chúng. 18 tháng sau thì ba mất vì bịnh
ung thư máu. Ở quê nhà gia đình hoàn toàn không biết về cái chết của
ba. Ngày ba đi tù. Nhà mất. Vì không muốn đi vùng kinh tế
mới nên mẹ đưa các con về quê ngoại ở một vùng quê xa xôi hẻo lánh ở
miền Tây mênh mông sóng nước. Nơi đó có ông chủ tịch xã Hai Sanh mặt dày
tối ngày mặc áo bà ba đi chân đất lạch bạch cứ ghé nhà động viên nhưng
chủ yếu là muốn dzê mẹ Khoa.
Có
bao lần ông cứ ngồi lì tới chiều tối mà không chịu về. Các anh trai
hàng ngày đi bán bưng cực khổ về thấy cảnh chuớng tai gay mắt hoài nên
tức sôi máu không nhịn được. Một chiều kia các anh giả vờ gây lộn to
tiếng với nhau rồi xách dao phay, xách mác rượt nhau chém và chạy ra tới
ngoài nhà trước chổ ông ấy đang ngồi. Anh thì núp sau lưng ông chém
tới. Anh thì phiá trước đâm vào. Sợ ăn dao phay và mác lạc nên ông hoảng
quá và chuồn đi mất. Từ đó không bao giờ dám tới. Không ngờ hận thù
trong ông từ đó cứ trào dâng...
Giấy
báo tử gởi về nhưng chủ tịch xã không cho người đưa thơ chuyển tới nên
gia đình hoàn toàn không biết. Rồi bỗng một chiều miền Tây chìm trong
ngập lụt của năm 1978, cô em họ của mẹ lội sình vào nhà trao thơ báo tử.
Mẹ ngất lịm dưới hung tin bên những tiếng thét gào của chị và em. Cô kể lại là do cô vô tình nhìn thấy được lá thư ở đồn công an xã và năn nỉ họ đem về vì cô nhận ra tên của mẹ và địa chỉ. Cô coi thư viện trường và họ hay xoay cô làm nhiều việc. Ngày đó họ nhờ cô coi đọc những thông tin nên cô bắt gặp lá thư cha.
Thời
gian lâu lắm, bác Phước ra tù về vì bác sĩ trong nhà tù đoán là do bệnh
ung bứu vô phương cứu chữa trong thời kỳ cuối. Họ cho bác về để được
chết ở nhà. May sao bác được cứu sống nhờ uống thuốc Nam. Bác ấy đã tìm
về quê Khoa kể lại câu chuyện những ngày tháng trong tù. Sau đó bác và
gia đình đã đến Hoa Kỳ diện HO 13 về New York.
Anh
Vinh là học sinh giỏi nổi tiếng khắp vùng Đồng Tháp. Thầy Điệu dạy khối
A nổi tiếng ở Sa Đéc với 2 môn Lý Hoá đã đặt hết niềm tin vào anh trong
kỳ thi đại học bách khoa. Ngày anh đi chứng lý lịch, ông Hai Sanh đã
phê tặng anh những từ ngữ vô cùng đặc biệt để rồi 3 năm sau anh về nhảy
sông tự quyên sinh. Ông viết rõ từng lời vào tờ lý lịch: Cha làm Trưởng ty thông tin Gia Định. “Thông tin là tiếng nói chống Cộng Sản đến cùng.”
Cậu: Đứng đầu đơn vị chống Cộng tại địa phương.
Rồi
anh Vinh thi vào đại học. Điểm 3 môn là 15 1/2 nhưng không bao giờ đậu
vì lý lịch xấu dù cho điểm tiêu chuẩn chỉ là 10 1/2 cho 3 môn. Không nản
chí anh về thi lại và thi lại. 2 năm sau kết quả cũng 15 và 15 1/2
nhưng đều bị đánh rớt vì tờ lý lịch 3 năm vẫn không bao giờ thay đổi. Dù
cho mẹ có hết lời năn nỉ nhưng ông chủ tịch xã vẫn không màn tới vì mối
thù xưa.
Rồi
3 năm không thể vào đại học, anh Vinh phải đối diện cuộc đời với nghĩa
vụ lao động 2 năm đi đắp đường và xây dựng nông thôn mới.
Ngày
chia tay thầy trên đường về, anh Vinh nhảy cầu để tự quyên sinh. May là
có người qua đường nhảy theo cứu kịp. Khi họ đưa anh về nhà, xóm làng
mới xôn xao chạy báo mẹ tin rằng : “Thằng Vinh nó đã nhảy sông!”
Gia
đình sợ quá phải lo chạy chọt đút lót cho anh Vinh đi học. Gom hết cả
gia tài bao năm dành dụm là 1 thùng đạn đựng đầy những tờ giấy săn $50
và $100 cũng chỉ đủ cho anh vào trung học ngân hàng 3 trung ương. Đúng
là đời khốn nạn ! Điểm thừa đậu đại học mà cũng không đủ để học trung học nữa thì sao?
Vì
lẽ đó, chị Phuợng năm sau cũng chẳng thèm đi thi đại học vì sợ tốn
tiền. Chị chọn đại học sư phạm vì được ưu tiên tiển thẳng vào đây do đã
đoạt giải hạng 5 môn Anh Văn toàn quốc.
Anh
Hoàng kế tiếp cũng chẳng đi thi vì được tuyển thẳng vào đại học sư
phạm. Anh đứng hạng nhì trong kỳ thi môn Lý toàn quốc 2 năm sau.
Ngày
gần đi Mỹ, Khoa bị gia đình cấm đi thi dù là đang học lớp chuyên vì sợ
nếu đang học rồi bỏ đi ngang sẽ không có tiền đền. Về quê theo mẹ làm
vườn cũng chẳng được yên. Khi phỏng vấn đậu và lãnh hộ chiếu xong rồi
chờ ngày đi Mỹ thì xã không thèm chứng giấy 3 không. Họ bắt Khoa phải
đóng 10 tấn gạo thay thế cho nghĩa vụ lao động 2 năm vô cớ. Nếu không
thì không chứng giấy tờ và cả gia đình đều phải ở lại. Gia đình Khoa
phải vai mượn nợ để được ra đi.
Cộng
sản là vậy đó. Họ cướp miền Nam gây bao đau thương tan tóc xong nhưng
họ không bao giờ dừng lại. Họ giết những nhân sĩ trí thức trong chốn lao
tù. Họ cướp nhà cửa và đọa đày vợ con những người chỉ là công nhân viên
chức miền Nam tới đường cùng. Giờ họ nói lắng nghe trong Khoa, gia đình
và kiều bào từng hơi thở. Bạn có tin không?
Anh
Vinh và Hoàng sau ngày qua Mỹ đã đi học lại trong Georgia Tech. Họ giờ
là những kỷ sư điện toán và computer science. Anh Hoàng vẽ đường bay cho
tên lữa hành trình. Cộng sản chắc rất thèm những người kỷ sư biết vẽ
đường bay như tên lữa Tomahawk! Điều đó sẽ không bao giờ có được vì họ
đã triệt tiêu không những gia đình Khoa mà bao lớp người trí thức. Xã
hội của họ giờ chỉ có những con người dốt nát làm lãnh đạo nên mới gây
nên sự thù hằn chia rẽ. Họ chỉ biết cắn xé, tàn phá và đục khoét nên quê
hương mới ngày càng điêu tàn. Họ chỉ biết cướp mà không biết xây dựng
và bảo vệ nên đất nước giờ đây mới lâm vào cảnh phụ thuộc, xâm chiếm, nô
lệ và diệt vong. Họ đã thất bại thảm hại trên chính quê hương mà họ
đang cai trị. Nhưng họ luôn luờng gạt và mị dân mình là người chiến
thắng đồng bào và anh em cùng dòng máu.
Bạn có bao giờ thấy người Mỹ hàng năm họ ăn mừng chiến thắng khi quân miền Bắc thắng miền Nam trong Civil War không? Hay có lẽ người Mỹ họ ngu?
43 năm rồi và bạn hãy chờ xem coi ngày 30 tháng 4 tới họ cũng sẽ ăn mừng chiến thắng để tiếp tục tạo nên hận thù và chia rẽ.
Bài
viết là sự thật 100%. Không có một chút gì là hư cấu. Bất kỳ ai cũng có
thể phản biện chuyện này đúng hay sai. Cộng sản đã cho con em họ qua
Mỹ học và làm việc nhiều lắm. Trong số đó có ai bao giờ thấy nước Mỹ ăn
mừng chiến thắng Civil War không ? nói cho mình biết với.
Hy
vọng nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn, các MC, ca sĩ và bất cứ những ai muốn
tham gia hay tổ chức dù là gián tiếp hay trực tiếp chương trình ca nhạc
dịp 30/4 sẽ đọc được bài này để họ hiểu rõ vì sao người ta lại biểu tình
và phản đối họ.
Nhìn
lại đất nước tan hoang như bây giờ sau 43 năm Việt Cộng cưỡng chiếm
được các bạn sẽ nhận định một cách trung thực rằng : “30 tháng 4 không
phải là niềm kiêu hãnh chiến thắng để ăn mừng cho ai cả. 30 tháng 4 là
nỗi nhục quốc thể chỉ để thấp nén hương lòng hồi tưởng những đau thương
âm ĩ của cả dân tộc Việt Nam.”
No comments:
Post a Comment