Một
trong những tác phẩm văn học về đề tài chiến tranh Việt Nam
nổi tiếng nhất viết sau 1975 của tác giả Chu Lai, một cựu sỹ
quan của phía “bên thắng cuộc”, có cái tên rất lạ: Ăn
mày dĩ vãng.
Nội
dung câu chuyện xoay quanh nhân vật Hai Hùng, một biệt động quân
Cộng sản, đi tìm lại ký ức, tìm lại người yêu, những người
đồng đội cũ.
Anh ta không còn gì sau cuộc chiến, ngoài “mảnh quá khứ đập
phập phồng trong lồng ngực”.
Những
người lính như anh, hướng về dĩ vãng, cầu mong cho dĩ vãng ấy
“trong lành, chân thật” như một thứ cứu cánh cho hiện thực cay
đắng, bẽ
bàng. Những “người hùng” năm xưa, trở thành kẻ nát rượu, ngây
dại hoặc tàn phế như Hai Hùng, lạc lõng giữa dòng đời, họ “ăn
mày dĩ vãng” để tiếp tục “sống không bằng chết”.
Dĩ
vãng vừa là sự hành hạ ghê gớm, vừa là lý do để tồn tại,
nguồn an ủi từ ánh hào quang rọi chiếu từ quá khứ mộng mị,
lẫn lộn giữa
ký ức và thực tại, giữa hoang tưởng và lý tưởng. Tuy vậy,
có thể, anh ta còn may mắn hơn nhiều đồng đội cũ đã tan thây
trong cuộc chiến một cách vô danh, hay thảm hại hơn, trở thành
những “dân oan” lăn lóc ở những vỉa hè Hà
Nội, kêu khóc đòi lại nhà cửa bị cưỡng chiếm bởi chính chế
độ mà anh đổ xương máu và tuổi trẻ dựng xây lên, sau nhiều
thập kỷ hòa bình.
Tôi
không định viết về tác phẩm của Chu Lai – một tác phẩm mà
theo tôi đã thành công và gây nhiều ấn tượng cho những người ở
“bên thắng cuộc”.
Tôi muốn viết về cái ngày 30.04 của dân tộc Việt Nam, về
những thứ “vinh quang”, “chiến thắng chấn động địa cầu”, “lừng
lẫy năm châu” mà toàn bộ hệ thống tuyên truyền, giáo dục, thông
tin… dưới sự “định hướng xã hội chủ nghĩa”
của đảng cộng sản, đã “ra rả” suốt 43 năm qua như một lý lẽ
cho sự “chính danh” của thể chế.
Thế
hệ sinh ra sau chiến tranh không có những trải nghiệm kinh hoàng
và hy sinh xương máu như những thế hệ cha ông, nhưng Benjamin
Franklin từng
nói “Chiến tranh không được trả giá trong thời chiến, mà hóa
đơn của nó sẽ đến sau đó” – thế hệ của chúng tôi là thế hệ
trả những “hóa đơn” của cuộc chiến hôm qua. Những món nợ mà
không biết đến bao giờ trả hết. Chúng tôi
muốn tìm hiểu về những thứ “vinh quang” của “dĩ vãng” có
thực sự hay không? Cái “hóa đơn” mà nhiều thế hệ tiếp nối của
đất nước này phải trả, đổi lấy những gì mà dân tộc này đang
nhận được có xứng đáng hay không?
Cuộc
chiến đã lùi xa 43 năm, trong thời đại internet, những thế hệ
sau muốn thực sự tìm hiểu, sẽ có rất nhiều thông tin trung
thực chứ không
phải thứ tuyên truyền dối trá như thế hệ của chúng tôi phải
tiếp nhận từ hệ thống giáo dục nhồi sọ và tuyên truyền “tẩy
não” của nhà nước Cộng sản Việt Nam.
Năm
2017, “The Vietnam War” của Ken Burns và Lynn Novick được phát
hành sau 10 năm công phu thực hiện, tổng hợp và sưu tầm kho dữ
kiện khổng lồ
từ phía Mỹ và trên khắp thế giới, cung cấp cho chúng ta những
hình ảnh, chứng cứ, sự kiện, dữ liệu… mà cho đến nay dư luận
nói chung chưa hài lòng về độ trung thực của nó. Dù rằng, vẫn có
những đánh giá nhà sản xuất có nhiều
khuynh hướng “thiên tả”; nhưng chừng đó dữ liệu, đủ cho thế hệ
sau biết về cuộc đối đầu tàn khốc giữa hai nửa thế giới. Một
bên là Quốc tế cộng sản với hai “đế quốc Đỏ” là Trung Quốc
và Liên Xô, một bên là Mỹ và đồng minh
cố gắng chặn bước tiến của Cộng sản chủ nghĩa đang “nhuốm
đỏ” Châu Á.
Lịch
sử đã có những khúc quanh nghiệt ngã nhưng chủ đích “dù phải
đốt cháy dãy Trường sơn cũng phải giành được Độc lập” và
“đánh cho Mỹ
cút, đánh cho Ngụy nhào” của những lãnh đạo Cộng sản Bắc
Việt, đã đưa Việt Nam vào cuộc chiến tranh ủy nhiệm tàn khốc
nhất trong lịch sử loài người.
“Núi
xương, sông máu” đã đổ xuống ở cả hai miền Nam Bắc. Tham vọng
của người Cộng sản được che giấu bằng lý tưởng “Độc Lập dân
tộc”, “giải
phóng” miền Nam đang bị “Mỹ Ngụy dày xéo, áp bức”. Những lớp
thanh niên miền Bắc ưu tú, trong sáng, tin vào những “lý tưởng”
đó như Nguyễn Văn Thạc trong “Mãi mãi tuổi hai mươi” hay bác sĩ
Đặng Thùy Trâm.
Những
thanh niên đó đã bị “ném” vào guồng máy chém giết đồng loại
có cùng chủng tộc, thậm chí có thể cùng huyết thống trong
một gia đình
hay dòng tộc ở phía bên kia chiến tuyến với một lòng thù hận
được giáo dục từ nhỏ và một niềm tin ngây ngô về thứ “lý
tưởng kách mạng”.
Với
dép râu, nón cối và súng AK47 của Trung Cộng, tên lửa, xe tăng,
đại pháo của Liên Xô, hàng triệu người lính Bắc Việt băng qua
vĩ tuyến
17 để “giải phóng” miền Nam. Để rồi đến cái ngày 30.04.1975,
những thanh niên đó (nếu còn sống) ngỡ ngàng đứng trước Dinh
Độc Lập và thủ đô phồn hoa, tráng lệ của VNCH.
Những
người trí thức phản tỉnh như Dương Thu Hương đã quỳ xuống đường
và “khóc như cha chết” vì hiểu rằng, tất cả là một sự lừa
dối khủng
khiếp. Cả một dân tộc đã bị phỉnh lừa, nhân danh dưới những
lý tưởng đẹp đẽ, là những tham vọng đê hèn như câu nói để đời
của Đỗ Mười – TBT đảng CSVN đã lột tả hết bản chất của cuộc
chiến hôm qua:
“Giải
phóng miền Nam chúng ta có quyền tịch thu tài sản trưng dụng nhà cửa,
hãng – xưởng,
ruộng đất chúng nó [ám chỉ người dân miền Nam], xe chúng nó ta đi, vợ
chúng ta lấy, con chúng nó ta bắt làm nô lệ, còn chúng nó thì ta đày đi
kinh tế mới và nơi rừng sâu nước độc, chúng nó sẽ chết lần mòn”.
Rất
nhanh chóng, những đoàn quân “giải phóng” mới hôm qua gương cờ
“chính nghĩa kách mạng”, thì sau ngày 30.4.1975, đã biến thành
những đoàn
quân thảo khấu thực sự. Lính tráng thì thu nhặt từng chiếc
đồng hồ, cái đài cassette, chiếc cub, cán bộ cấp cao hơn thì
giành nhau những tài sản lớn hơn như xe hơi, biệt thự, nhà phố
lớn…
Người
CS đã vơ vét, cướp đoạt sạch sẽ tài sản của một quốc gia
giàu có bậc nhất Châu Á lúc đó, để trả nợ chiến phí và mua
bo bo để ăn.
Việt Nam trở thành nhà tù khổng lồ sau cuộc chiến chấm dứt.
Những nhà tủ nhỏ để tù đày hơn 1 triệu người lính VNCH và âm
thầm giết hại thêm 164,000 người trong hơn một thập kỷ sau đó.
Nhà
tù lớn hơn để giam giữ, kiểm soát cả một đất nước dưới gông
ách côn an trị, côn đồ trị, đẩy quốc gia vào những cuộc khủng
hoảng kinh
tế, xã hội và nhân đạo kinh hoàng. Cuộc vượt biển của 1,5
triệu người dân miền Nam để kiếm tìm Tự do và sự sống trong
nỗ lực sinh tồn cuối cùng. Hơn 200.000 người vùi thân nơi lòng
đại dương, bị cướp biển giết chết hoặc bị
chính những con tàu biên phòng của CSVN đâm chìm sau khi đã thu
tiền để “tổ chức” đám tang tập thể cho họ dưới đáy mồ đại
dương…“Thuyền nhân” là ký ức đau thương của những cộng đồng
người Việt hải ngoại – những người bị thể
chế CSVN gọi là “bọn phản động”, “lũ ba que đu càng” bán
nước… hôm qua, giờ đây, được Hà Nội “trìu mến” với tên gọi
“khúc ruột ngàn dặm” là “máu thịt của máu thịt Việt Nam” khi
mỗi năm đem về hơn 10 tỷ USD để xây dựng quê
hương.
Sau
ngày 30.4.1975 nhiều thập kỷ, đất nước tuy thống nhất về mặt
địa lý nhưng chưa bao giờ, lòng người lại ly tán và chia rẽ như
bây giờ. Đó
không phải là do chiến tranh mà do sự cai trị phân biệt, chế
độ hà khắc, tham tàn của người CS. Tất cả những tuyên truyền
dối trá, tất cả sự hủy hoại xã hội bởi sự hận thù, ngu
xuẩn của người cộng sản cho đến ngày hôm
nay vẫn chưa hề dừng lại. Người cộng sản kết thúc cuộc chiến
hôm qua bằng một cuộc chiến khác. Những người CS nhìn đâu cũng
thấy kẻ thù. Tất cả tiếng nói phản biện, những đòi hỏi về Dân chủ, Tự do
ngôn luận, Minh bạch, Nhân quyền, đều là “thế
lực phản động”. Thể chế sinh ra từ thù hận và cướp bóc này
giống như một con quỉ dracula luôn cần máu tươi để duy trì sự
tồn tại “muôn năm” của bản thân. Thật trớ trêu, khi triệu máu
xương đã đổ xuống cho những lý tưởng “Độc
lập – Tự do – Hạnh Phúc” nhưng hiện thực là gì? Một dân tộc
bị phụ thuộc, dân quyền mất Tự do và Hạnh phúc với đại đa số
người dân chỉ là bến bờ ảo vọng.
43
năm qua, thành tựu của người cộng sản đã biến một quốc gia
“rừng vàng biển bạc” thành “rừng tan, biển chết”. Một xã hội
“có thể” nhiều
hơn về vật chất, nhưng tha hóa tận gốc rễ về chính trị, văn
hóa, giáo dục… một xã hội không đức tin và không cội nguồn.
Đại đa số người dân lao động, với thu nhập bình quân chỉ bằng
1/10 so với mặt bằng thu nhập của khu vực,
phải chịu đựng một chế độ thuế phí kinh hoàng, sống trong
một xã hội thường trực với mọi rủi ro, từ tai nạn giao thông,
lao động, bệnh tật, bị đầu độc bởi ô nhiễm môi trường, bởi
thực phẩm bẩn, dược phẩm giả, bị nhũng
nhiễu bởi mọi tầng lớp và lực lượng “công bộc”. Một xã hội
mà những đứa trẻ sinh ra đã biết nói dối và không biết nói
lời xin lỗi hay cảm ơn. 90 triệu người dân hôm nay thành con nợ
của thể chế và ngoại bang.. Những “tấm
hóa đơn” mỗi ngày một dài thêm và không biết bao giờ mới có
thể trả hết?
Ngày
30.04 hàng năm, ngày mà “triệu người vui, triệu người buồn” như
lời ông Võ Văn Kiệt, người cộng sản lại ca hát, tung hô, kỷ
niệm “chiến
thắng” trong cuộc nồi da xáo thịt tàn khốc, để vinh danh điều
gì? “Có hai cách để chinh phục và nô dịch một quốc gia: Một
cách bằng thanh gươm và cách thứ hai bằng nợ nần” (John Adams) –
bằng cuộc chiến của 43 năm trước, người
cộng sản đã đem cả hai điều tồi tệ đó cho dân tộc và đất
nước này. Vinh quang nào xây từ xác đồng bào của mình? Chẳng
có gì đáng tự hào về cuộc chiến ngu xuẩn, đẫm máu đó cả và
vì vậy đừng tiếp tục “ăn mày dĩ vãng”
thêm nữa.
No comments:
Post a Comment