Hồi còn đi làm báo, có 1 lần tôi dự 1 phiên
tòa nọ. Ngay tại phiên tòa, bị cáo vật vã kêu oan. Kết thúc phiên tòa,
chủ tọa đọc bản án “Tại phiên tòa hôm nay bị cáo thành khẩn nhận tội”.
Đó là lần đầu tiên tôi thực sự choáng váng bởi cái cách nói không đúng
hiện thực khách quan như vậy.
Trải qua bao năm tháng tôi dần chai
sạn với những cách nói ấy. Tuy vậy thỉnh thoảng tôi vẫn thấy bị sốc.
Chẳng hạn gần đây một người quyền lực phát biểu “Có đồng chí còn cám ơn
vì bị kỷ luật”. Trời ơi dù là người xấu cỡ nào tốt cỡ nào thì có ai vui
khi bị kỷ luật mà nói lời cám ơn ai đó đã kỷ luật mình chứ!
Ở Việt Nam, người ta thường nói mà không quan tâm đến hiện thực khách quan như vậy đó.
Nói lan man một chút trước khi nói về ngày 30 tháng 4. Suốt mấy mươi
năm, trong hàng ngũ lãnh đạo Việt Nam chỉ mỗi mình ông Võ Văn Kiệt là có
quan tâm đến hiện thực khách quan khi nói đến ngày này là “triệu người
vui có triệu người buồn”, còn lại thì tất cả các lãnh đạo khác hầu như
đều một kiểu nói “toàn thể nhân dân Việt Nam vui mừng phấn khởi trước
chiến thắng lịch sử ngày 30 tháng 4”. Tôi không rõ trong thâm tâm họ,
khi nói như vậy họ có nghĩ là có khoảng gần 50% dân số Việt Nam không
thấy vui mừng phấn khởi trước ngày 30 tháng 4 hay không?
Tôi có một
số người quen ở miền Bắc, nên tôi biết là 43 năm trước, khi những đoàn
quân miền Bắc tiến vào miền Nam, thì người miền Bắc dõi tin vui thắng
trận từng ngày qua làn sóng radio. Và khi tin tức toàn thắng ở Sài Gòn
phát lên làn sóng điện, nhiều người miền Bắc vỡ òa niềm vui. Ý nghĩ chân
thành trong họ là nhân dân miền Nam được giải phóng khỏi ách thống trị
của đế quốc Mỹ. Nhưng họ nào có biết ở miền Nam, người dân đâu có mấy ai
vui mừng phấn khởi trong những ngày này. Là vì trong những ngày này,
người dân miền Nam đang sống trong cảnh loạn lạc binh đao. Những cuộc di
tản khổng lồ của dân thường từ Quảng Trị, Huế, rồi Quảng Nam – Đà Nẵng,
Gia Lai – Kon Tum, Đắc Lắc… vào miền Nam hoặc ra biển hỗn loạn, chết
chóc. Hàng triệu ngôi nhà bị bỏ không, hàng vạn người lạc nhau trong
cuộc di tản cùng hàng vạn người khác chết vì chìm tàu ngoài biển.
Sau ngày 30 tháng 4, tôi không rõ ở miền Bắc người ta sống thế nào, chắc
là họ vui hơn vì niềm vui chiến thắng còn ở miền Nam hầu hết người dân
đều buồn khổ hơn trước. Phần thì mất người thân trong cuộc di tản, mất
tài sản trên con đường tháo chạy tán loạn, mất việc làm khi toàn bộ hệ
thống chính trị kinh tế sụp đổ. Kỹ sư bác sĩ phải đi làm ruộng thay vì
vào nhà máy, bệnh viện. Rồi thì hàng vạn người phải tập trung cải tạo
nơi rừng sâu nước độc, có những người cải tạo hàng chục năm, có người bỏ
mạng nơi miền lam chướng. Đang trong một cuộc sống yên bình rồi thì
“vật đổi sao dời” như vậy, thì người dân nửa nước ở phía Nam đâu có lý
do gì để “vui mừng phấn khởi trước chiến thắng lịch sử 30 tháng 4”?
Ở đây tôi không nói đến quan điểm đúng sai khi thống nhất đất nước bằng
con đường vũ lực. Mà tôi muốn nói, khi đã thống nhất rồi, dường như
thiếu vắng một cái nhìn sâu sắc, trầm lắng lên số phận của những người
dân miền Nam. Khái niệm mà nhà báo Huy Đức đưa ra “bên thắng cuộc”, “bên
thua cuộc” là những khái niệm hiện hữu có thật không thể chối bỏ trong
hiện trạng xã hội Việt Nam. Nói gì thì nói một nửa phía Nam không cùng
vui cùng phấn khởi với một nửa phía Bắc được. Tuy dần theo năm tháng,
những người miền Nam ngày xưa trong cuộc chiến đã già đi, những người
trẻ lớn lên vô tư hơn, nhưng cảm giác “bên thua cuộc” ở những người miền
Nam vẫn còn lớn lắm, nhất là trong những ngày cận kề 30 tháng 4, khi
các lễ hội chào mừng tưng bừng tổ chức.
Hiện thực này là một hiện
thực khách quan không thể thay đổi, dù có tuyên truyền thế nào chăng
nữa. Hơn thế nữa, cảm giác bên thua cuộc mỗi năm lại được hâm nóng một
lần bởi ngày này đã được đưa vào nhóm các ngày lễ lớn, nên dù muốn quên
thì cũng không quên được.
Ngày kỷ niệm 30 tháng 4 năm nay lại có
thêm sự kiện hai miền Nam Bắc Triều Tiên hòa giải khiến cho phần lớn
người miền Nam bỗng thấy thêm đau lòng. Họ so sánh câu chuyện thống nhất
đất nước của Việt Nam năm xưa với đất nước gần gũi Triều Tiên mà xót
xa. Nếu hai miền Triều Tiên hòa giải và thống nhất được, thì người bên
này bên kia như là người thân một nhà đi xa lâu ngày về lại với nhau,
khác hoàn toàn với “bên thắng cuộc” “bên thua cuộc” của Việt Nam.
Và nếu hai miền Triều Tiên bỏ qua hận thù làm được những chuyện lớn như
thế, thì "bên thắng cuộc" Việt Nam lại không làm được chuyện nhỏ hơn là
rút ngày 30 tháng 4 ra khỏi nhóm các ngày lễ lớn. Vì vậy hòa giải dân
tộc có thể không bao giờ được bắt đầu trên đất nước, dù rằng nhiều lãnh
đạo từng hùng hồn phát biểu ưu tiên hòa giải dân tộc để phát triển.
FB Trần Đình Thu
Monday, April 30, 2018
Sunday, April 29, 2018
Ôn lại ký ức của Sài gòn 30-4 - Phạm Sanh PBC72
Sài Gòn những ngày cận 30-4, cái nóng hầm hập tận đến khuya,
mồ hôi ướt đầm, ngũ không nỗi, nghĩ lung tung. Chỉ còn biết mở máy, xem tin, viết
lách vài dòng cho qua cơn mê ngũ.
Năm nay, gần ngày ấy, bên thắng trận vẫn yên ắng chưa động
binh. Chỉ làm vài chuyện cho có, như đua xe đạp ra vô lên xuống lòng vòng, chen
lấn vái lậy vua Hùng, lũ lượt đổ xô ra biển, lặng lẽ tìm thêm vài thanh củi để giữ
ngọn lửa lò. Mới đây mà đã 43 năm. Bốn là tử, ba là chắc. Năm thứ 43, chết là
chắc. Thảo nào, không ai thèm nhắc nhiều đến cái ngày “chiến thắng” oái ăm ấy.
Có nhắc, nhè nhẹ thôi, để còn gánh tiếp cái đại hạn sang năm, chết đi chết lại
bởi con số 44 chết tiệt.
Bốn ba năm, thời gian quá dài với những mảnh đời cơ cực, gấp
hơn hai lần quãng đời tồn tại của nhiều đứa bạn trai đồng lứa 72 không may mắn
như V, M, T... Nhưng cũng quá ngắn với số phận một đất nước đang mải mê trong
toan tính thâm độc dối trá của một nhóm người. Xét cho cùng, vòng tròn nhân-
duyên- quả, xoay mãi.
Ngay từ nhỏ, mình vẫn thích nghề có chữ Thày, thày tu, thày
thuốc, thày giáo... Sau 75, thì các người làm thày trong Nam đều bị chụp lên
vòng kim cô chính trị. Thày tu thì mất chùa mất đạo, vô thần và hữu thần không
thể pha trộn, ngay cả nửa đạo nửa đời như Thày Ân vẫn còn chịu khổ dài dài. Thày
thuốc thì làm gì cũng không thoát được “quân dịch quân y”, học tập cải tạo mút
mùa là chắc, trừ vài ông như Thành Trai Đông A làm cá 7 màu cho đủ loại cá
trong hồ kiểng (không biết có MQ nhà mình không). Thày giáo thì khỏi nói, hỏi
Thày Bình ở lại và các Thày ra đi như Thày Tùng, Thày Vũ, Thày Hiển... thì hiểu
nhiều hơn. Mới đây, bác sỹ khắp nơi cả nước bị rượt bị đánh đủ kiểu đủ lý do, nếu
nhờ CA túc trực bệnh viện 24/24 thì “đầu tiên”, học võ thì võ gì trong lúc bọn
nó toàn lựu đạn mã tấu súng bi. Giới Thày Cô thì còn kịch tính hơn Thày Bà (mụ),
thày đánh trò, vài bửa trò chém thày, rồi... ba trò bắt cô giáo quỳ, vài hôm
sau cô bắt trò húp nước ngâm giẻ lau bảng. TpHCM, trò hăm dọa cô, cô đếch giảng
bài, trò khóc hu hu, cô bị cấm hù, trò được chuyển trường vì sợ trả thù. Riêng
thày tu thì chưa ai dám đụng, có ai không sợ rắn hổ mang. Đúng là nhân quả, dù
rằng bây giờ người ta xây trường xây bệnh viện nhiều hơn, xây chùa còn bự hơn
thiếu lâm tự, nhưng cũng chỉ để kinh doanh lấy lời, mua thần bán thánh. Nghiệp
chướng nặng.
Ông Bà nói, phú quý sinh lễ nghĩa, trưởng giả học làm sang. Bọn
khỉ vặt lông làm người học lóm rất hay, con phải học trường chuyên lớp chọn, phải
du học bằng mọi cách để chuyển ngân lậu
hoặc về thay ghế cha ông còn có mác nước ngoài. Khám chữa bệnh phải Singapore
Nhật Mỹ để khỏi ba bốn đứa chen nhau một giường tủi thân. Hỏng hết, còn mấy đứa
hư ở lại VN, thảo nào chém nhau như giặc, coi nhau như kẻ thù. Phen này phải hướng
về tâm linh, rủ nhau cầu trời khấn phật phù hộ tai qua nạn khỏi, phải cở chùa Bái Đính, chùa Đại Tòng Lâm, chùa
Hương, chùa Linh Ứng, chùa Linh Phong..., có Phật đứng Phật nằm lớn nhất cao nhất
dài nhất thế giới mới linh.
Có con mẹ lãng xẹt nào đó quyết tâm nói nịnh không biết ngượng,
con em cán bộ lãnh đạo làm lãnh đạo là hồng phúc dân tộc. Đua nhau con bộ trưởng,
con chủ tịch bí thư, gọi chung là bọn thái tử đảng, ráng mua cái bằng thạc sỹ
tiến sỹ, thêm cái cao cấp mác lê, trở thành phù đảng thiên vương, trường kỳ mai
phục, trước sau gì cũng thay thế cha ông tụi nó làm bí thư chủ tịch. Sáu ba tỉnh
thành hiện nay tràn ngập bọn này, cả Bình Thuận dấu yêu cũng thế thôi. Tiếc
thay, khỉ vẫn hoàn khỉ, trộm cướp vặt khó thành La hán. Thằng nhỏ LTHH con bí
thư thành hồ thì chơi quỵt bị tổ trác, mụ phó bí PTMT con bí thư thành nai cùng
chồng ăn bợm thì sắp bị đốt lò, ngay NXA lên tới bí thư thành nẳng rồi vẫn bị
lôi xuống tìm bệnh dại mà khai để bỏ của
chạy lấy người... Hì hì, nổi lửa lên em.
Nói vậy thôi, bốn ba năm khá là dài, chúng sinh đẻ ra nhiều hạt
giống đỏ lắm, nhiều hơn cả côn trùng, cắm từ ruộng lên rừng, từ bắc vàp nam, dư
hàng còn đưa qua Mỹ quốc xạo chơi cho bỏ ghét. Lý luận ta tự nhồi nhét, chính
quyền ta nắm, tài nguyên đất nước ta ôm, ngay đại gia mà cũng chỉ là “bình
phong” cho ta. Ôi thôi, quá sướng, nhờ theo chủ nghĩa đại đồng mới có vàng ròng
đầy ngỏ, nhờ có sao giàng mới được sang giàu ăn chơi vài trăm năm chưa hết. Bọn
sâu thế hệ 8x 9x vẫn đang chờ hết đốt lò hay bể lò gì đó cũng được, ăn và chơi tiếp.
Ăn vẫn là ăn, mỗi dự án kiếm vài triệu vài tỷ đô la Mỹ quá dễ dàng, nhà Trump
nhà Putin nhà Tập không cách gì hiểu mà có nằm mơ cũng chưa chắc thấy. Ăn để
kéo bè kéo cánh, có chết thì mặc dân đàng trong chúng bay, còn đô la chứng
khoán thày cứ bỏ túi, Tây phương cực lạc còn xa lắm. Khổ còn dài dài. Tây nguyên,
có thằng công tử cùng mẹ, hối lộ quan đảng HCM, ép dân nghèo để chiếm đất công
Nhà Bè giá rẻ như bèo, kiếm sơ vài nghìn tỷ, có tiền săn gái. Tây nguyên, cũng có
thằng con trai đập đầu người mẹ đến chết sau khi hai mẹ con lội bộ gần 80 km, chấm
dứt chuỗi ngày cơ cực cho một kiếp người. Tây nguyên hiền hòa có hoa hậu H’Hen
Niê nghèo khó mặn mà nhưng cũng có những bé gái trần truồng đu đưa nhánh cây khô,
nhìn các ngọn lửa cháy rừng bốc lên qua màn sương chờ đợi cha đốt rẩy trở về.
Mấy ngày nóng cháy tháng tư, chợt xem tin và thấy ảnh lãnh đạo
2 miền Triều Tiên gặp nhau tại Bàn Môn Điếm. Trong lòng bỗng lâng lâng, mong
người dân xứ kim chi chấm dứt ám ảnh bóng ma ý thức hệ, đoàn tụ hạnh phúc thật
sự, giống 2 miền Nam Bắc nước Mỹ 2 miền Đông Tây nước Đức trước đây.. VN nhanh
hơn, nhưng bất hạnh hơn, hiểu cách nào đó, gà cùng một mẹ vẫn còn đấm đá hành hạ
lẫn nhau. Ai mơ ngủ dậy trở thành người VN chỉ là bọn ăn tiền bẩn hoặc tâm thần
mà thôi. CS thời này, đen lẫn bóng, thật ra chỉ là thủ đoạn vơ vét gom của cải tài
sản lại cho một nhóm thằng có quyền nói láo, lừa đảo và hù dọa. Ý nghĩa tệ hại
con số 30-04-1975, cộng lại là 1919, một bước mơ tới trời, nhất chín nhì bù.
Trời nóng lắm rồi cũng phải mưa...Thôi, dừng viết bậy để chờ
tin cá tháng 5.
Phạm Sanh, PBC72
Cứ mỗi tháng tư về....Chuyện kể tháng Tư - Khanh Nguyen - "TRẦM TƯ ĐÊM VẮNG QUÊ NGƯỜI"
KHANH NGUYEN·SATURDAY, APRIL 28, 2018
Năm 1992, khi những hình ảnh của Việt Nam thiên sử truyền hình (Vietnam: A Television History) đột nhiên được cho phép phát trên truyền hình nhà nước, những ngày đón coi bộ phim tài liệu đó đã trở thành những cơn sốc lặng lẽ cho tuổi thiếu niên tôi, ngày tháng ấy.
Là một đứa trẻ vào lớp một sau năm 1975, trang vở đầu tiên đã ướt đẫm nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, đó lần đầu tôi được nhìn thấy cuộc chiến tranh trên quê hương mình từ phía sau các tấm bảng tuyên truyền. Cảm giác thật lạ lùng.
Khi màn hình đã tắt, mọi người đã ngủ say, tôi vẫn nằm nhìn lên trần nhà trong đêm tối, trằn trọc vẩn vơ nghĩ thật nhiều điều. Cuộc chiến đầy những mảng màu rực rỡ trên sách giáo khoa, rồi trên loa phóng thanh ở các ngã tư mỗi sáng sớm, bỗng chợt hiện ra trong tôi lõi trắng đen trần trụi, và để lại quá nhiều suy nghĩ.
Dẫu đã bị cắt đi những điều bất lợi cho phe miền Bắc, nhưng chí ít, ngôn ngữ dẫn dắt bình thản của Will Lyman trong phim đã để lại rất nhiều thông điệp cho tôi để chiêm nghiệm. Thật ngạc nhiên, trong trí óc bé nhỏ đầy những câu chuyện về "bác Hồ" và anh "giải phóng quân" của mình, vốn bị khóa chặt trong các bài học giáo khoa từ năm 1976, có cái gì đó bật lên trong tôi một cảm giác mơ hồ khác lạ rằng tôi đang nghe những lời nói dối.
Quả là những ngày tháng mới mẻ trong suy nghĩ. Tôi bắt đầu kéo tấm rèm che, nhìn qua cửa sổ và nhìn thấy nhiều người miền Nam đang cố làm quen với một đời sống cộng sản ngột ngạt, và nhìn thấy không ít người miền Bắc đang tin rằng cuộc chiến mười ngàn ngày ấy, là một cuộc giải phóng vĩ đại.
Trong phim, tôi nhớ hoài những chiếc trực thăng trên hàng không mẫu hạm Mỹ ở ngoài khơi Thái Bình Dương bị đẩy xuống biển để nhường chỗ cho những tốp người tỵ nạn cập vào. Hình ảnh đó sao cứ loay hoay, chưa bao giờ dứt trong trí nhớ, suốt nhiều năm dài.
Như những con chim sắt kiêu hãnh bay lượn trên bầu trời, chúng đáp xuống và mở bụng ra trên boong tàu, đẩy những con người chấp chới và yếu đuối chạy ra. Đó là những người Việt không quen biết. Tôi còn nhớ ánh mắt họ mệt mỏi, vô định. Nhiều năm sau, tôi vẫn tự hỏi những thanh niên, cô gái, cụ già ấy... năm xưa ấy nay đang ở đâu?
Non nửa thế kỷ, vào lúc rất nhiều người miền Nam không ngại nói ra trên các trang mạng xã hội rằng họ không thích cộng sản, cũng như rất nhiều người miền Bắc nói rằng ngày 30 tháng 4 chẳng có gì đẹp để nhà cầm quyền ăn mừng, ngẫu nhiên tôi gặp được một trong những người luôn nằm trong ký ức của mình. Một người đã lái chiếc trực thăng UH1 đáp xuống hàng không mẫu hạm US Midwway, thuộc Hạm đội 7 Hoa Kỳ.
Thiếu úy Lê Văn Chiếu, thuộc Không đoàn chiến thuật 84 Cần Thơ, người đang lái chiếc UH1 vào buổi trưa ngày 30-4-1975 ở Sài Gòn thì nghe trên vô tuyến điện lời tuyên bố đầu hàng của tổng thống Dương Văn Minh. Ông hoang mang nhưng không muốn dừng lại, mà bay thẳng ra Côn Đảo, một căn cứ tiếp liệu của không quân ở đó. Chỉ có một mình, mang trong bầu máu nóng của tuổi 20, ông chỉ muốn lấy đầy xăng và bay ra đi hướng Hạm đội 7 chứ không chịu quay về nơi đã chấp nhận buông súng.
Ông Chiếu kể lại, khi ông leo lên trực thăng để chuẩn bị bay, thì nhìn thấy trong đó đã đầy người di tản chạy lên ngồi sẳn trong đó từ lúc nào. Mọi người không ai muốn ở lại, chỉ muốn ra đi, bất chấp chuyện chiếc trực thăng đang quá tải. Sau vài lần thuyết phục không xong, ông Chiếu đành dỡ hết tất cả phi đạn và quân cụ trên máy bay bỏ lại, năn nỉ mọi người bỏ bớt thêm hành lý để trực thăng có thể cất lên.
Đó chỉ là phần khởi đầu của một chuyến đi phó thác cho số mạng. Chiếc trực thăng ì ạch rà lết gần hết đường băng, mới có thể bay lên vào phút chót. Những con người căng thẳng, nín thở chờ và khi thấy cuối cùng đã có thể bay lên, òa lên mừng rỡ, vỗ tay như xem nhạc hội.
Chiếc trực thăng đó mang một kỳ tích là chở 23 người Việt Nam (khả năng cho phép là 14 người), nhắm hướng Hạm đội 7 Hoa Kỳ đi thẳng. Không ai nói với ai điều gì. Chỉ có tiếng cánh quạt sầm sập quay đều và tín hiệu gọi cầu cứu lặp đi lặp lại đan xen nhau không ngừng. Hướng ra biển chiều 30-4 ấy bỗng sầm sập mưa bão, đầy mây đen. Đã bay gần một tiếng đồng hồ mà không nhận được tín hiệu đáp lại nào từ radio, cũng không biết là đang đi về đâu, đã có lúc ông Chiếu nghĩ đến chuyện hết nhiên liệu và rơi xuống biển.
Cứ bay mơ hồ như vậy không ngừng, giữa cơn mưa và bầu trời tối đen, cuối cùng đột nhiên trên radio vang lên lời đáp của một giọng người Mỹ. Ông Chiếu kể rằng khi ấy, ông mừng đến quýnh quáng, trả lời và nói rằng không biết mình ở đang đâu. Chỉ đến khi mã nhận dạng và tìm địa điểm squawk (*) kết nối được, ông Chiếu mới thở phào nhẹ nhõm vì chỉ còn hơn chục phút nữa là chiếc trực thăng sẽ hết nhiên liệu. Giọng nói trên radio vang lên “chào mừng anh đến với USS Midway của Hạm đội 7”.
Đường bay đến boong tàu hàng không mẫu hạm hôm ấy, bầu trời đầy những chiếc trực thăng không còn đồng đội, không còn nơi chốn để quay về. Chiếc trực thăng của thiếu úy Lê Văn Chiếu chỉ là một trong hàng trăm chiếc đang lao ra biển, mở đầu cho những ngày tháng bi đát sau đó, của hàng trăm ngàn người Việt ở miền Nam Việt Nam muốn được sống một đời sống không cộng sản.
Ông Chiếu kể lại, khi ông đáp xuống, một tiểu đội Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ trang bị vũ khí nghiêm ngặt khám xét từng người và chia ra. Khi thấy dòng người Việt không ngừng tuôn ra từ chiếc trực thăng nhỏ của ông Chiếu, ai nấy đều kinh ngạc. Cất cánh và đáp được trên biển với số người ấy, chỉ có thể là phép lạ.
Ngay sau khi ông Chiếu được ra vào bên trong tàu USS Midway, cũng là lúc ông nhìn thấy chiếc trực thăng đó bị đẩy xuống biển. Ông lướt đi qua nhiều người với nỗi vui buồn lẫn lộn. Một trong những người ông bước nhanh qua là Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ, đang thọc tay vào túi quần, nhìn về đất liền.
Năm 1985, sau khi học và làm nhiều nghề, ông Chiếu ghi danh trở lại làm phi công trực thăng cho National Guard Hoa Kỳ cho đến khi ông về hưu. Hiện nay ông đang là người hướng dẫn âm nhạc cho Giáo đoàn các Thánh tử đạo Pensylvania.
Tôi ngồi nghe câu chuyện của ông Chiếu, cùng người bạn của ông, Vũ Hoàng, cũng là một cựu phi công trực thăng chiến đấu. Họ kể lại rất nhiều chuyện của thời trai trẻ, nhưng nói rất nhẹ nhàng và thoáng qua về những cuộc chiến mà họ tham gia. Ông Hoàng nói rằng những gì gọi là chiến tích của mình, ông cũng không muốn nhắc lại, vì dẫu có vinh quang, đó cũng là nỗi buồn của một dân tộc phải lưỡng bại câu thương trong một cuộc chiến vô nghĩa.
Câu nói đó khiến mọi người chùng xuống trong cuộc trò chuyện tháng Tư. Quả là có những ký ức cần phải được ngủ yên, thì từng con người mới có thể thanh thản đi hết cuộc đời, bao gồm cả những ký ức được gióng trống hô vang tên gọi “giải phóng”, và gọi tên nhau là kẻ thù. Cuộc xâm lăng của miền Bắc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vào quốc gia miền Nam Việt Nam Cộng Hòa có thể đem lại một định mệnh khác của dân tộc là thống nhất, nhưng nếu ký ức không được trả lại sự thật, thì tương lai của thống nhất ấy cũng sẽ mãi bấp bênh. Tương lai cả đất nước chỉ duy nhất là một tháng Tư hỗn loạn và thương đau được trình chiếu mãi mãi với từng thế hệ.
Tôi vẫn không sao dừng được việc hỏi câu cuối cùng với thiếu úy Lê Văn Chiếu, là vì sao ông lại chọn bay thẳng ra biển mà không quay về sống một đời thường dân trong Việt Nam. Ông Chiếu trả lời bằng nụ cười hiền lành, nhỏ nhẹ nhưng rành mạch “Nước có thể mất, nhưng người lính thì không thể đầu hàng, em à”.
-----------------------------------
(*) Đài không lưu cấp cho mỗi máy bay trong vùng kiểm soát của mình một mã nhận dạng, gọi là squawk. Phi công nhập con số này vào transponder. Từ lúc đó, mỗi khi sân bay gửi tín hiệu, thiết bị sẽ tự động gửi mã squawk về sân bay và do đó đài điều khiển không lưu ATC biết được máy bay nào đang ở vị trí nào.
Phi công cũng có thể tự chọn một mã squawk và thông báo cho đài điều khiển không lưu ATC biết mã squawk đó.
Mã squawk gồm 4 chữ số, từ 0000 đến 7777, trong đó có 3 mã được quy định là phi công chỉ dùng trong trường hợp đặc biệt: 7500 thông báo đang có không tặc trên máy bay, 7600 thông báo mất liên lạc COMM, 7700 thông báo tình trạng khẩn cấp.
Khanh Nguyễn - FB Quỳnh Hương
CHIỀU LÊN OROTE POINT
Tên lính hèn mất nước
Chiều dõi bóng chim xa
Chợt dâng niềm ao ước
Về nhìn lại quê cha
Tên lính chiều mất nước
Chạnh lòng nhớ cố hương
Tủi thân đời xuôi ngược
Đi cầu thực tha phương
Như già đi trước tuổi
Não nề cuộc bể dâu
Chào quê hương lần cuối
Xa chân lòng quặn đau
Nhánh liểu buông mềm mại
Nhớ dáng người yêu xưa
Bước phiêu lưu tình ái
Mới hôm nào đón đưa
Thân cây già run rẩy
Gợi nổi nhớ mẹ hiền
Chắc giờ đang khấn lạy
Ngóng chờ con ngoài hiên
Mơ màng trông sương khói
Tưởng lại bóng chiều quê
Nhìn mây xa vời vợi
Lòng nguyện sẽ trở về
Cánh sao khuya mờ tỏ
Tên lính cúi gục đầu
Cùng một khung trời đó
Mà ngàn dặm xa nhau
Lê Văn Chiếu
Orote Point (Guam) 7 May 1975
Cám ơn Phạm Hoà
Năm 1992, khi những hình ảnh của Việt Nam thiên sử truyền hình (Vietnam: A Television History) đột nhiên được cho phép phát trên truyền hình nhà nước, những ngày đón coi bộ phim tài liệu đó đã trở thành những cơn sốc lặng lẽ cho tuổi thiếu niên tôi, ngày tháng ấy.
Là một đứa trẻ vào lớp một sau năm 1975, trang vở đầu tiên đã ướt đẫm nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, đó lần đầu tôi được nhìn thấy cuộc chiến tranh trên quê hương mình từ phía sau các tấm bảng tuyên truyền. Cảm giác thật lạ lùng.
Khi màn hình đã tắt, mọi người đã ngủ say, tôi vẫn nằm nhìn lên trần nhà trong đêm tối, trằn trọc vẩn vơ nghĩ thật nhiều điều. Cuộc chiến đầy những mảng màu rực rỡ trên sách giáo khoa, rồi trên loa phóng thanh ở các ngã tư mỗi sáng sớm, bỗng chợt hiện ra trong tôi lõi trắng đen trần trụi, và để lại quá nhiều suy nghĩ.
Dẫu đã bị cắt đi những điều bất lợi cho phe miền Bắc, nhưng chí ít, ngôn ngữ dẫn dắt bình thản của Will Lyman trong phim đã để lại rất nhiều thông điệp cho tôi để chiêm nghiệm. Thật ngạc nhiên, trong trí óc bé nhỏ đầy những câu chuyện về "bác Hồ" và anh "giải phóng quân" của mình, vốn bị khóa chặt trong các bài học giáo khoa từ năm 1976, có cái gì đó bật lên trong tôi một cảm giác mơ hồ khác lạ rằng tôi đang nghe những lời nói dối.
Quả là những ngày tháng mới mẻ trong suy nghĩ. Tôi bắt đầu kéo tấm rèm che, nhìn qua cửa sổ và nhìn thấy nhiều người miền Nam đang cố làm quen với một đời sống cộng sản ngột ngạt, và nhìn thấy không ít người miền Bắc đang tin rằng cuộc chiến mười ngàn ngày ấy, là một cuộc giải phóng vĩ đại.
Trong phim, tôi nhớ hoài những chiếc trực thăng trên hàng không mẫu hạm Mỹ ở ngoài khơi Thái Bình Dương bị đẩy xuống biển để nhường chỗ cho những tốp người tỵ nạn cập vào. Hình ảnh đó sao cứ loay hoay, chưa bao giờ dứt trong trí nhớ, suốt nhiều năm dài.
Như những con chim sắt kiêu hãnh bay lượn trên bầu trời, chúng đáp xuống và mở bụng ra trên boong tàu, đẩy những con người chấp chới và yếu đuối chạy ra. Đó là những người Việt không quen biết. Tôi còn nhớ ánh mắt họ mệt mỏi, vô định. Nhiều năm sau, tôi vẫn tự hỏi những thanh niên, cô gái, cụ già ấy... năm xưa ấy nay đang ở đâu?
Non nửa thế kỷ, vào lúc rất nhiều người miền Nam không ngại nói ra trên các trang mạng xã hội rằng họ không thích cộng sản, cũng như rất nhiều người miền Bắc nói rằng ngày 30 tháng 4 chẳng có gì đẹp để nhà cầm quyền ăn mừng, ngẫu nhiên tôi gặp được một trong những người luôn nằm trong ký ức của mình. Một người đã lái chiếc trực thăng UH1 đáp xuống hàng không mẫu hạm US Midwway, thuộc Hạm đội 7 Hoa Kỳ.
Thiếu úy Lê Văn Chiếu, thuộc Không đoàn chiến thuật 84 Cần Thơ, người đang lái chiếc UH1 vào buổi trưa ngày 30-4-1975 ở Sài Gòn thì nghe trên vô tuyến điện lời tuyên bố đầu hàng của tổng thống Dương Văn Minh. Ông hoang mang nhưng không muốn dừng lại, mà bay thẳng ra Côn Đảo, một căn cứ tiếp liệu của không quân ở đó. Chỉ có một mình, mang trong bầu máu nóng của tuổi 20, ông chỉ muốn lấy đầy xăng và bay ra đi hướng Hạm đội 7 chứ không chịu quay về nơi đã chấp nhận buông súng.
Ông Chiếu kể lại, khi ông leo lên trực thăng để chuẩn bị bay, thì nhìn thấy trong đó đã đầy người di tản chạy lên ngồi sẳn trong đó từ lúc nào. Mọi người không ai muốn ở lại, chỉ muốn ra đi, bất chấp chuyện chiếc trực thăng đang quá tải. Sau vài lần thuyết phục không xong, ông Chiếu đành dỡ hết tất cả phi đạn và quân cụ trên máy bay bỏ lại, năn nỉ mọi người bỏ bớt thêm hành lý để trực thăng có thể cất lên.
Đó chỉ là phần khởi đầu của một chuyến đi phó thác cho số mạng. Chiếc trực thăng ì ạch rà lết gần hết đường băng, mới có thể bay lên vào phút chót. Những con người căng thẳng, nín thở chờ và khi thấy cuối cùng đã có thể bay lên, òa lên mừng rỡ, vỗ tay như xem nhạc hội.
Chiếc trực thăng đó mang một kỳ tích là chở 23 người Việt Nam (khả năng cho phép là 14 người), nhắm hướng Hạm đội 7 Hoa Kỳ đi thẳng. Không ai nói với ai điều gì. Chỉ có tiếng cánh quạt sầm sập quay đều và tín hiệu gọi cầu cứu lặp đi lặp lại đan xen nhau không ngừng. Hướng ra biển chiều 30-4 ấy bỗng sầm sập mưa bão, đầy mây đen. Đã bay gần một tiếng đồng hồ mà không nhận được tín hiệu đáp lại nào từ radio, cũng không biết là đang đi về đâu, đã có lúc ông Chiếu nghĩ đến chuyện hết nhiên liệu và rơi xuống biển.
Cứ bay mơ hồ như vậy không ngừng, giữa cơn mưa và bầu trời tối đen, cuối cùng đột nhiên trên radio vang lên lời đáp của một giọng người Mỹ. Ông Chiếu kể rằng khi ấy, ông mừng đến quýnh quáng, trả lời và nói rằng không biết mình ở đang đâu. Chỉ đến khi mã nhận dạng và tìm địa điểm squawk (*) kết nối được, ông Chiếu mới thở phào nhẹ nhõm vì chỉ còn hơn chục phút nữa là chiếc trực thăng sẽ hết nhiên liệu. Giọng nói trên radio vang lên “chào mừng anh đến với USS Midway của Hạm đội 7”.
Đường bay đến boong tàu hàng không mẫu hạm hôm ấy, bầu trời đầy những chiếc trực thăng không còn đồng đội, không còn nơi chốn để quay về. Chiếc trực thăng của thiếu úy Lê Văn Chiếu chỉ là một trong hàng trăm chiếc đang lao ra biển, mở đầu cho những ngày tháng bi đát sau đó, của hàng trăm ngàn người Việt ở miền Nam Việt Nam muốn được sống một đời sống không cộng sản.
Ông Chiếu kể lại, khi ông đáp xuống, một tiểu đội Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ trang bị vũ khí nghiêm ngặt khám xét từng người và chia ra. Khi thấy dòng người Việt không ngừng tuôn ra từ chiếc trực thăng nhỏ của ông Chiếu, ai nấy đều kinh ngạc. Cất cánh và đáp được trên biển với số người ấy, chỉ có thể là phép lạ.
Ngay sau khi ông Chiếu được ra vào bên trong tàu USS Midway, cũng là lúc ông nhìn thấy chiếc trực thăng đó bị đẩy xuống biển. Ông lướt đi qua nhiều người với nỗi vui buồn lẫn lộn. Một trong những người ông bước nhanh qua là Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ, đang thọc tay vào túi quần, nhìn về đất liền.
Năm 1985, sau khi học và làm nhiều nghề, ông Chiếu ghi danh trở lại làm phi công trực thăng cho National Guard Hoa Kỳ cho đến khi ông về hưu. Hiện nay ông đang là người hướng dẫn âm nhạc cho Giáo đoàn các Thánh tử đạo Pensylvania.
Tôi ngồi nghe câu chuyện của ông Chiếu, cùng người bạn của ông, Vũ Hoàng, cũng là một cựu phi công trực thăng chiến đấu. Họ kể lại rất nhiều chuyện của thời trai trẻ, nhưng nói rất nhẹ nhàng và thoáng qua về những cuộc chiến mà họ tham gia. Ông Hoàng nói rằng những gì gọi là chiến tích của mình, ông cũng không muốn nhắc lại, vì dẫu có vinh quang, đó cũng là nỗi buồn của một dân tộc phải lưỡng bại câu thương trong một cuộc chiến vô nghĩa.
Câu nói đó khiến mọi người chùng xuống trong cuộc trò chuyện tháng Tư. Quả là có những ký ức cần phải được ngủ yên, thì từng con người mới có thể thanh thản đi hết cuộc đời, bao gồm cả những ký ức được gióng trống hô vang tên gọi “giải phóng”, và gọi tên nhau là kẻ thù. Cuộc xâm lăng của miền Bắc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vào quốc gia miền Nam Việt Nam Cộng Hòa có thể đem lại một định mệnh khác của dân tộc là thống nhất, nhưng nếu ký ức không được trả lại sự thật, thì tương lai của thống nhất ấy cũng sẽ mãi bấp bênh. Tương lai cả đất nước chỉ duy nhất là một tháng Tư hỗn loạn và thương đau được trình chiếu mãi mãi với từng thế hệ.
Tôi vẫn không sao dừng được việc hỏi câu cuối cùng với thiếu úy Lê Văn Chiếu, là vì sao ông lại chọn bay thẳng ra biển mà không quay về sống một đời thường dân trong Việt Nam. Ông Chiếu trả lời bằng nụ cười hiền lành, nhỏ nhẹ nhưng rành mạch “Nước có thể mất, nhưng người lính thì không thể đầu hàng, em à”.
-----------------------------------
(*) Đài không lưu cấp cho mỗi máy bay trong vùng kiểm soát của mình một mã nhận dạng, gọi là squawk. Phi công nhập con số này vào transponder. Từ lúc đó, mỗi khi sân bay gửi tín hiệu, thiết bị sẽ tự động gửi mã squawk về sân bay và do đó đài điều khiển không lưu ATC biết được máy bay nào đang ở vị trí nào.
Phi công cũng có thể tự chọn một mã squawk và thông báo cho đài điều khiển không lưu ATC biết mã squawk đó.
Mã squawk gồm 4 chữ số, từ 0000 đến 7777, trong đó có 3 mã được quy định là phi công chỉ dùng trong trường hợp đặc biệt: 7500 thông báo đang có không tặc trên máy bay, 7600 thông báo mất liên lạc COMM, 7700 thông báo tình trạng khẩn cấp.
Khanh Nguyễn - FB Quỳnh Hương
CHIỀU LÊN OROTE POINT
Tên lính hèn mất nước
Chiều dõi bóng chim xa
Chợt dâng niềm ao ước
Về nhìn lại quê cha
Tên lính chiều mất nước
Chạnh lòng nhớ cố hương
Tủi thân đời xuôi ngược
Đi cầu thực tha phương
Như già đi trước tuổi
Não nề cuộc bể dâu
Chào quê hương lần cuối
Xa chân lòng quặn đau
Nhánh liểu buông mềm mại
Nhớ dáng người yêu xưa
Bước phiêu lưu tình ái
Mới hôm nào đón đưa
Thân cây già run rẩy
Gợi nổi nhớ mẹ hiền
Chắc giờ đang khấn lạy
Ngóng chờ con ngoài hiên
Mơ màng trông sương khói
Tưởng lại bóng chiều quê
Nhìn mây xa vời vợi
Lòng nguyện sẽ trở về
Cánh sao khuya mờ tỏ
Tên lính cúi gục đầu
Cùng một khung trời đó
Mà ngàn dặm xa nhau
Lê Văn Chiếu
Orote Point (Guam) 7 May 1975
Cám ơn Phạm Hoà
Cám ơn Phạm Hoà đã tái đăng
Bài thơ thuở rụng cánh chim bằng
Phi bào xếp lại từ thuở đó
Nước mất nhà tan ai thấu chăng!?
Bài thơ chép lại hoà thêm nhạc
Gửi nỗi niềm phiêu bạt giang hồ
Anh lính giờ da mồi tóc bạc
Ngồi than thân lời hát ngu ngơ
Tặng bạn hữu bài ca kỷ niệm
Bốn ba năm khâm liệm trong hồn
Nỗi rức ray không cần giấu diếm
Anh lính già nhớ thuở vàng son....
ÓBLC
Xin xem "TRẦM TƯ ĐÊM VẮNG QUÊ NGƯỜI" attachment
Bông Hồng Mùa Xuân - Lý Thụy Ý VNTP 1968 Mậu Thân
"Bán cho tôi một bông hồng đi, cô bé!
Đoá nào tươi còn búp nụ mịn màng."
Tôi ngước lên: "Xin ông chờ tôi lựa.
Một bông hồng vừa ý nghĩa, vừa sang!"
Khách mỉm cười: "Cô thật tài quảng cáo!
Thế.... hoa hồng mang ý nghĩa sao, cô?"
Tôi bối rối: "Hình như người ta bảo
Nó tượng trưng tình nồng thắm vô bờ."
"Cám ơn cô! Giá bao nhiêu đấy nhỉ?"
Tôi lắc đầu: "Thôi, xin biếu không ông,
Một đoá hoa không đáng bao nhiêu cả
Rất mong ông làm người đẹp vừa lòng."
Khách bỗng nhìn tôi, mắt như xoáy lốc.
"Cô bé lầm! Tôi không tặng người yêu.
Thằng bạn thân chiều qua vào nghĩa địa
Một bông hồng cho nó bớt quạnh hiu.
Nhưng cô bé phải nhận tiền tôi chứ!
Hoa cho không, rồi mẹ mắng làm sao?"
Tôi cúi mặt: "Xin gửi người xấu số,
Chuyện của ông làm tôi bỗng nghẹn ngào!"
Khách quay đi, áo hoa rừng đã bạc,
Dáng cao gầy khuất hẳn bóng chiều nghiêng.
Tôi bất chợt đưa tay làm dấu thánh
Mẹ giữ gìn cho người ấy bình yên!
Trời đầu xuân còn vương vương sắc lạnh,
Nắng vàng mơ, má con gái thêm hồng.
Tôi bâng khuâng nhớ đến người khách lạ.
Mình nhớ Người, Người có nhớ mình không?
Chiều hai chín phố phường sao tấp nập
Người ta vui từng cặp đẹp bên nhau.
Mắt tôi lạc... rồi bỗng dưng bừng sáng
"Phải anh không? Người khách của hôm nào?"
Tim đập mạnh sau áo hàng lụa mỏng,
Anh đến gần, lời nói cũng reo vui:
"...Sao cô bé... hàng hôm nay đắt chứ?
Còn nhớ tôi... hay cô đã quên rồi!
Hành quân xong, tôi vừa về hậu cứ,
Ghé ngang đây xin cô một bông hồng
Và mong cô cho tôi xin lời chúc:
"Rất mong ông làm người đẹp vừa lòng."
Tôi bỗng nghe như tim mình thắt lại,
Gượng tìm hoa, rồi trao tặng tay Người.
Khách nhìn tôi, mắt bỗng dưng dịu xuống,
Đầy đăm chiêu và nghiêm lại nụ cười:
"- Xin lỗi cô, nếu lời tôi đường đột,
Nhưng thật tình tôi không thể nào quên
Người con gái trong một lần gặp gỡ,
Nhớ thật nhiều... dù chưa được biết tên
Một bông hồng - như hôm nào cô nói:
Là tượng trưng tình nồng thắm vô bờ."
Tôi run tay, nhận hoa hồng Người tặng
Sự thật rồi.... mà cứ ngỡ đang mơ.
Lý Thuỵ Ý
Đăng trong Tuần báo Văn Nghệ Tiền Phong Saigon 1968
Thế.... hoa hồng mang ý nghĩa sao, cô?"
Tôi bối rối: "Hình như người ta bảo
Nó tượng trưng tình nồng thắm vô bờ."
"Cám ơn cô! Giá bao nhiêu đấy nhỉ?"
Tôi lắc đầu: "Thôi, xin biếu không ông,
Một đoá hoa không đáng bao nhiêu cả
Rất mong ông làm người đẹp vừa lòng."
Khách bỗng nhìn tôi, mắt như xoáy lốc.
"Cô bé lầm! Tôi không tặng người yêu.
Thằng bạn thân chiều qua vào nghĩa địa
Một bông hồng cho nó bớt quạnh hiu.
Nhưng cô bé phải nhận tiền tôi chứ!
Hoa cho không, rồi mẹ mắng làm sao?"
Tôi cúi mặt: "Xin gửi người xấu số,
Chuyện của ông làm tôi bỗng nghẹn ngào!"
Khách quay đi, áo hoa rừng đã bạc,
Dáng cao gầy khuất hẳn bóng chiều nghiêng.
Tôi bất chợt đưa tay làm dấu thánh
Mẹ giữ gìn cho người ấy bình yên!
Trời đầu xuân còn vương vương sắc lạnh,
Nắng vàng mơ, má con gái thêm hồng.
Tôi bâng khuâng nhớ đến người khách lạ.
Mình nhớ Người, Người có nhớ mình không?
Chiều hai chín phố phường sao tấp nập
Người ta vui từng cặp đẹp bên nhau.
Mắt tôi lạc... rồi bỗng dưng bừng sáng
"Phải anh không? Người khách của hôm nào?"
Tim đập mạnh sau áo hàng lụa mỏng,
Anh đến gần, lời nói cũng reo vui:
"...Sao cô bé... hàng hôm nay đắt chứ?
Còn nhớ tôi... hay cô đã quên rồi!
Hành quân xong, tôi vừa về hậu cứ,
Ghé ngang đây xin cô một bông hồng
Và mong cô cho tôi xin lời chúc:
"Rất mong ông làm người đẹp vừa lòng."
Tôi bỗng nghe như tim mình thắt lại,
Gượng tìm hoa, rồi trao tặng tay Người.
Khách nhìn tôi, mắt bỗng dưng dịu xuống,
Đầy đăm chiêu và nghiêm lại nụ cười:
"- Xin lỗi cô, nếu lời tôi đường đột,
Nhưng thật tình tôi không thể nào quên
Người con gái trong một lần gặp gỡ,
Nhớ thật nhiều... dù chưa được biết tên
Một bông hồng - như hôm nào cô nói:
Là tượng trưng tình nồng thắm vô bờ."
Tôi run tay, nhận hoa hồng Người tặng
Sự thật rồi.... mà cứ ngỡ đang mơ.
Lý Thuỵ Ý
Đăng trong Tuần báo Văn Nghệ Tiền Phong Saigon 1968
Khi Sa Cơ Biết Bạn Biết Thù - Subic Bay tháng 4 năm 1975
Có thể bạn chưa biết ..
Dưới đây là một vài tên của hàng trăm chiến hạm lớn nhỏ lẫy lừng của Việt Nam Cộng Hoà được Hoa Kỳ tặng lại cho Hải Quân Philippines, mới được cho những người tỵ nạn có chỗ ẩn trú ,tin hay không là tuỳ quý vị nhé.
Trần Hưng Đạo (HQ-1)
Trần Quang Khải (HQ-02)
Trần Nhật Duật (HQ-03)
Trần Bình Trọng (HQ-05)
Trần Quốc Toản (HQ-06)
Lý Thường Kiệt (HQ-16)
Ngô Quyền (HQ-17)
Đống Đa II (HQ-07)
Ngọc Hồi (HQ-12)
Van Kiếp II (HQ-14)
Chi Lăng II (HQ-08)
Chí Linh (HQ-11)
Hát Giang (HQ-400)
Hàn Giang (HQ-401)
V.v. và v.v.
_____________________________
Khi miền Nam hoàn toàn sụp đổ ngày 30-4-1975 thì những cái gọi là “đồng minh” trở mặt hổng kịp vuốt, chính quyền Philippines không nhận và ra lịnh người tỵ nạn Việt Nam phải cuốn gói rời khỏi nước họ tức khắc và ngay cả Hạm đội Hải Quân VNCH đến Phi không được cho cập bến vì còn treo cờ vàng 3 sọc đỏ, sau đó Hoa Kỳ phải tổ chức làm lễ bàn giao các chiến hạm VNCH cho Hải Quân Hoa Kỳ thì Philippines mới cho phép cập bến để người tỵ nạn được lên bờ.
Trần Quang Khải (HQ-02)
Trần Nhật Duật (HQ-03)
Trần Bình Trọng (HQ-05)
Trần Quốc Toản (HQ-06)
Lý Thường Kiệt (HQ-16)
Ngô Quyền (HQ-17)
Đống Đa II (HQ-07)
Ngọc Hồi (HQ-12)
Van Kiếp II (HQ-14)
Chi Lăng II (HQ-08)
Chí Linh (HQ-11)
Hát Giang (HQ-400)
Hàn Giang (HQ-401)
V.v. và v.v.
_____________________________
Khi miền Nam hoàn toàn sụp đổ ngày 30-4-1975 thì những cái gọi là “đồng minh” trở mặt hổng kịp vuốt, chính quyền Philippines không nhận và ra lịnh người tỵ nạn Việt Nam phải cuốn gói rời khỏi nước họ tức khắc và ngay cả Hạm đội Hải Quân VNCH đến Phi không được cho cập bến vì còn treo cờ vàng 3 sọc đỏ, sau đó Hoa Kỳ phải tổ chức làm lễ bàn giao các chiến hạm VNCH cho Hải Quân Hoa Kỳ thì Philippines mới cho phép cập bến để người tỵ nạn được lên bờ.
Thật là khôi hài cho cái gọi là đồng minh đồng méo, trong suốt cuộc chiến chống sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng Sản và khi mà người Nam Việt Nam làm người chiến sĩ của “tiền đồn thế giới tự do” gục ngã hàng ngày để cho dân chúng Phi và các nước lân bang ở Á châu được các dịch vụ của bộ máy chiến tranh Hoa Kỳ nuôi mập ú lên, thế mà khi “tiền đồn thế giới tự do” sụp đổ, chỉ trong vòng 24 tiếng đồng hồ kể từ ngày 30-4 và 1-5 chính quyền Phi đã trở mặt như lật bàn tay.
Tuy xua đuổi người tỵ nạn Việt Nam nhưng chính quyền Philippines lại hân hoan dang tay chào đón trọn bộ hạm đội Hải Quân VNCH trị giá hàng trăm triệu mỹ kim mà Hoa Kỳ tặng lại để gọi là gì nhỉ và ngoài Philippines ra Thái Lan cũng tráo trở không kém và họ tiếp dùng sự tàn bạo của hải tặc để xua đuổi người tỵ nạn Việt Nam.
_________________________
Hàng ngàn người tỵ nạn đã bị hãm hiếp và giết chết.
__________________________
Nhưng trong đám đồng minh thời cơ chủ nghĩa đó chỉ có Đài Loan là một quốc gia đàng hoàng và khiêm tốn, cũng như Việt Nam Cộng Hoà .. Đài Loan bị chính quyền Nixon và Carter phản bội qua chính sách nham nhở “một nước Tàu”, nhưng Đài Loan vẫn giữ phong cách và lòng tự trọng, không khóc lóc tru tréo xin xỏ, khi miền Nam sắp lọt vào tay Cộng Sản sau khi họ đã xâm chiếm được hoàn toàn năm 1975.
_________________________
Hàng ngàn người tỵ nạn đã bị hãm hiếp và giết chết.
__________________________
Nhưng trong đám đồng minh thời cơ chủ nghĩa đó chỉ có Đài Loan là một quốc gia đàng hoàng và khiêm tốn, cũng như Việt Nam Cộng Hoà .. Đài Loan bị chính quyền Nixon và Carter phản bội qua chính sách nham nhở “một nước Tàu”, nhưng Đài Loan vẫn giữ phong cách và lòng tự trọng, không khóc lóc tru tréo xin xỏ, khi miền Nam sắp lọt vào tay Cộng Sản sau khi họ đã xâm chiếm được hoàn toàn năm 1975.
Chính Đài Loan đã lặng lẽ gởi 2 tàu há mồm LST đến giúp di tản người tỵ nạn và cũng chính Đài Loan đã đón tiếp Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đến tá túc một thời gian khi mà đám cựu đồng minh Á châu chạy mất dép.
Tổng Thống Thiệu bí mật ra đi trên một máy bay quân sự Hoa Kỳ do những điệp viên CIA sắp xếp và đáp xuống khu quân sự của phi trường Đài Bắc.
Thứ Tưởng Ngoại Giao Yang Hsi‐Kun của chính phủ Đài Loan đã đã đón tiếp ông ở sân bay, chính là những người bạn duy nhất còn lại với nhau khi thế giới đã quay lưng với Việt Nam Cộng Hoà.
Xin hết
Tài liệu gốc : http://www.nytimes.com/…/thieu-is-reported-arriving-in-taip…
Xem thêm bài viết : https://dongsongcu.wordpress.com/…/khi-sa-co-moi-biet-ai-l…/
=================
Liên kết Trang web : https://saigonxua.org/
Liên kết Facebook : https://www.facebook.com/oldsaigon75
Tài liệu gốc : http://www.nytimes.com/…/thieu-is-reported-arriving-in-taip…
Xem thêm bài viết : https://dongsongcu.wordpress.com/…/khi-sa-co-moi-biet-ai-l…/
=================
Liên kết Trang web : https://saigonxua.org/
Liên kết Facebook : https://www.facebook.com/oldsaigon75
Sống Chẳng Còn Quê - Bác Sĩ Trần Xuân Dũng
Bác Sĩ Dũng lúc thăng cấp Thiếu Tá
Cuốn
tự truyện của Bác sĩ Dũng dầy 685 trang (A5), bìa trước in hình Quê cũ
của ông, với căn nhà gỗ phên nứa, có dàn mướp leo trước nhà, bìa sau là
hình ảnh “Quê Người” đang độ vào Thu với cây sồi lá đã đổi qua mầu vàng
rực rỡ.
Tôi
đã đọc nhiều Sách, nhiều Tiểu Thuyết, nhiều Hồi Ký, cuốn nào cũng dầy,
cũng có hình ảnh, trung bình là khoảng 400 trang, ít khi có một nhà văn,
nhà thơ nào dám viết, dám in một cuốn sách dầy trên 500 trang. Vậy mà
Bác sĩ Dũng dám viết, dám in một cuốn Hồi Ký 685 trang (chưa kể hai
trang bìa)!
Có người dám viết một cuốn Hồi ký 685 trang thì cũng có người dám đọc hết 685 trang hồi ký đó.
Tôi
đọc liên tiếp năm đêm, đọc từng trang sách, xem từng tấm hình do gia
đình cung cấp và do ông tự chụp. Tôi đọc say mê, đọc không sót một chữ,
xem không thiếu một tấm hình nào cả, đọc nguyên cuốn trong suốt năm đêm
liên tục.
Cuốn Hồi Ký này có gì đặc biệt mà tôi phải thức năm đêm liền để đọc, mà lại đọc say mê?
Đó
là vì cuốn Hồi Ký đã kể lại cuộc đời của ông từ khi ông mới sinh ra đời
(1939) cho tới khi định cư ở Úc Đại Lợi từ năm 1978 cho tới nay, 2018.
Lịch
sử Việt Nam cận đại với những biến chuyển quan trọng, từ lúc giao thời
của Hoàng Đế Bảo Đại (1930), của Chính Phủ Lâm Thời của Trần Trọng Kim,
của Việt Nam Quốc Dân Đảng, của Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội, nạn
đói năm Ất Dậu, cho tới cuộc di cư vào Nam của hơn một triện người Việt
nam, tới cuộc chiến tranh xâm lược của Việt Cộng và cuộc di cư lần thứ
hai của người dân Việt 1975. . . tất cả đều gói ghém trong cuốn hồi ký
này.
Do đó, tôi có thể nói, cuốn Hồi Ký của Bác sĩ Trần Xuân Dũng là một cuốn Lịch Sử Việt Nam Rút Gọn vậy.
Đó
là lý do tôi đã đọc hết cuốn Hồi Ký, đọc từng trang, đọc say mê và giới
thiệu với quý vị để cùng đọc cho vui, cho biết những biến chuyển lịch
sử của nước nhà.
Ngoài cái việc làm Bác sĩ ra, Trần Xuân Dũng còn có gì đặc biệt hay không?
Nhiều lắm bạn ạ!
Điều
đầu tiên mà tôi phục là, sau khi tốt nghiệp Y Khoa tại Sài Gòn năm
1965, được trưng tập làm Y Sĩ Tiền Tuyến (dân y trưng tập vào Lính), ông
đã dám . . . Đăng Lính Thủy Quân Lục Chiến, làm Y Sĩ Trưởng cho Tiểu
Đoàn 4, đóng tại Vũng Tầu.
Trận
ra quân mở hàng của ông vào năm 1966 là ở ngay phía Tây của thành phố
Sài Gòn, nhưng không phải là ở văn phòng, ở Quân Y Việt đâu, mà là ở
ngay tuyến đầu Bà Hom của Tiểu Đoàn 4. Lính Thủy Quân Lục Chiến được
trực thăng vận đổ quân xuống xã Vĩnh Lộc, hành quân tìm và diệt địch.
Người Lính đánh tới đâu, bị thương ở chỗ nào, bất kể đó là nơi tuyến đầu
hay lúc xung phong, là Y Sĩ Dũng và toán quân y của ông có mặt nơi đó
để lo cho anh em được an toàn, để giữ lại mạng sống cho người Lính Thủy
Quân Lục Chiến.
Rời
chiến trường Vĩnh Lộc, tiểu Đoàn lại được trực thăng thẩy vào ngay giữa
trận địa vùng Kinh Sáng và Kinh Ba Tà để tăng viện cho một tiểu đoàn
Biệt Động Quân đang chạm địch từ tối hôm qua. Khi được lệnh đi tìm và
cứu những thương binh Mũ Nâu, ông và toán quân y đi hết cánh đồng này
tới cánh đồng khác, chỉ thấy xác chết của Lính Mũ Nâu chứ không có một
thương binh nào cả. Y sĩ Dũng đã ôm máy truyền tin thảng thốt báo cáo:
“Trận chiến không có thương binh!”
Đúng vậy!
Nhưng có nghỉa là gì?
Nghỉa
là, trước khi rút lui, bọn Việt Cộng đã dã man tàn sát tất cả những
chiến binh Biệt Động Quân, dù là còn sống hay đã bị thương.
Có
một Hạ Sĩ Biệt Động Quân chết gục trên khẩu Đại Liên M60, Y sĩ Dũng lật
ngửa xác người Lính lên để xem còn cách nào cứu anh ta hay không: Trên
cổ người Lính có mang sợi giây chuyền đeo chiếc thánh giá, bọn Việt cộng
đã giết anh ta bằng cách bắn từng viên đạn lên ngực anh ta, bắn chéo
thành hình Chữ Thập của cây thánh giá. Người Hạ sĩ đã bị bắn khoảng hàng
chục viên đạn vào ngực và một phát vào đầu. Bị bắn kiểu này không phải
là bị bắn trong lúc giao tranh, mà là bị hành hình! Chắc rằng, trong khi
giao tranh, bọn Việt Cộng đã bị khẩu Đại Liên này giết nhiều lắm, cho
nên khi anh đã bị trúng đạn ở đầu rồi, chúng đã nhào lên bắn thêm cả
chục viên đạn vào xác người Lính Biệt Động để trả thù. Những xác chết
khác, đều bị rất nhiều vết đạn ở trên người, chứng tỏ rằng, khi họ chỉ
bị thương, còn sống, còn có thể chữa trị, nhưng bọn ác ôn côn đồ Việt
cộng trước khi rút lui, đã tàn nhẫn bắn hàng loạt đạn vào thân hình
những thương binh Biệt Động Quân để hủy diệt mạng sống của họ.
Rời
Tiểu đoàn 4, ông được đổi về Tiểu đoàn 6, rồi Tiểu đoàn 3 và đến đầu
năm 1968, ông được thăng cấp Y Sĩ Trưởng của Chiến Đoàn B Thủy Quân Lục
Chiến để trở lại giải cứu Sài Gòn đang bị bọn Việt cộng tấn công vào dịp
Tết Mậu Thân. Đúng ngày Mùng Một Tết (30/01/1968), chiến đoàn đổ quân
xuống ngay Bộ Tổng Tham Mưu để từ đó hành quân diệt Cộng tại Trường Tổng
Quản Trị, Sinh Ngữ Quân Đội, Chùa Ấn Quang, đường Nguyễn Duy Dương và
Bà Hạt. Chính tại nơi này, Tiểu Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến đã bắt được
tên phiến loạn Bẩy Lém (Lốp). Tên này được coi là phiến loạn vì y không
mặc quân phục của Cộng Sản Bắc Việt hoặc của Mặt Trận Giải Phóng Miền
Nam, mà đã dùng vũ khí bắt chết rất nhiều sĩ quan trong Trại Gia Binh,
và nhất là y đã giết hại cả gia đình của Trung Tá Nguyễn Tuấn gồm hai vợ
chồng và 6 đứa con nhỏ. Chính vì lý do này mà khi Thiếu tá Ngô Văn Định
(Tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 2 TQLC) giao hắn lại cho Tướng Nguyễn Ngọc
Loan, Tướng Loan đã xử bắn y ngay tại chỗ.
Thiếu Tá Ngô Văn Định (cầm súng Colt) đang dẫn tên Bẩy Lốp tới gặp Tướng Loan.
Một
hôm, Chiến đoàn họp hành quân, Y Sĩ Trưởng của Chiến đoàn cũng được
tham dự. Khi được biết pháo binh của TQLC sẽ bắn vào khu Đồng Ông Cộ
trước khi các tiểu đoàn hành quân diệt đich, Y sĩ Dũng đã hốt hoảng ra
mặt, vì đó là nơi cư ngụ của gia đình ông, ba mẹ và các anh em cháu của
ông, làm sao bây giờ? Sau phiên họp, ông đã xin gặp riêng vị sĩ quan
pháo bịnh, nói cho ông hay cớ sự và xin rằng:
“Anh rót cho khéo nhé, lỡ lầm vào nhà tôi,
Nhà tôi ở giữa vùng Đồng Ông Cộ,
Có dàn mướp đắng, có những người tôi thương . . .”
(Hồi đó, nhạc sĩ Anh Bằng chưa sáng tác bài Dàn Hoa Thiên Lý).
Quả thật, đạn pháo binh đã né nhà ông, cả nhà được yên lành.
Sau trận Mậu Thân, Y sĩ Trần Xuân Dũng được ân thưởng Anh Dũng Bội Tinh với Ngôi Sao Bạc.
Điều thứ Hai mà tôi phục là . . .Bác sĩ Dũng làm bác sĩ theo đúng lời thề của sư tổ Nghành Y Khoa (The Hippocratic Oath),
chỉ chữa bệnh cho người có bệnh và giúp người chứ không cần kiếm nhiều
tiền. Thì giờ còn lại, ông dùng để viết Sử Sách cho đời sau.
Ông nói với tôi một câu đáng nể:
“Người ta thường khoe với nhau: “Tôi có bốn năm căn nhà . . . tôi lái chiếc xe Mercedes ba bốn trăm ngàn . . . Đối với tôi thì lại khác, tôi chỉ có một căn nhà cho mẹ con chúng nó ở thôi, chạy xe thì tôi chạy chiếc Jeep (Vì đây là chiếc xe đầu tiên tôi được lái ở trận tiền, sau này mua xe, cũng chỉ xe Jeep mà thôi). Nhưng tôi đã viết được hai cuốn sách lưu lại cho hậu thế:
“Người ta thường khoe với nhau: “Tôi có bốn năm căn nhà . . . tôi lái chiếc xe Mercedes ba bốn trăm ngàn . . . Đối với tôi thì lại khác, tôi chỉ có một căn nhà cho mẹ con chúng nó ở thôi, chạy xe thì tôi chạy chiếc Jeep (Vì đây là chiếc xe đầu tiên tôi được lái ở trận tiền, sau này mua xe, cũng chỉ xe Jeep mà thôi). Nhưng tôi đã viết được hai cuốn sách lưu lại cho hậu thế:
Chiến Sử Thủy Quân Lục Chiến và
Lịch Sử Quân Y Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Để
cho hậu thế biết rằng, ngày xưa, có một quốc gia tên là Việt Nam Cộng
Hòa Tự Do Dân Chủ, được bảo vệ bởi một quân đội tên là Quân Lực Việt Nam
Cộng Hòa. Một trong những binh chủng xuất xắc của Quân Lực này là Thủy
Quân Lục Chiến, họ được săn sóc bới những Y sĩ xuất xắc của Quân Y Quân
Lực Việt Nam Cộng Hòa.”
Hồi
1981 mới qua Úc, tôi xin làm thợ sơn xe cho hãng xe Nissan. Tôi cần
việc làm nên nhận đại là mình biết sơn chứ đã có bao giờ tôi cầm tới cái
chổi sơn đâu, nói chi sơn bằng máy. Vì chằng có nghề, nên cái máy sơn
quần tôi thê thảm, mệt quá tôi nghỉ đại một vào ngày, tới bác sĩ Dũng
xin cái giấy chứng nhận nghỉ bệnh.
Sở
dĩ tôi tới ổng là vì, nghe nói ổng hồi xưa cũng là Lính, tức là . . .
phe ta . . . tức là cũng có phần nào . . . Huynh Đệ Chi Binh giúp đỡ
nhau. Đang ngồi chờ, gặp một thằng bạn đi ra, mặt mày buồn xo, nói với
tôi:
“Tao
nghỉ đi chơi hai bữa nay, tới xin ổng cái giấy chứng nhận có cảm cúm
chút xíu để nộp cho hãng, ổng không những không cho mà còn lên lớp tao:
“Còn
mạnh khỏe thì . . . cứ đi làm mà kiếm tiền, có bệnh thật thì tôi chứng,
chứ đang khỏe mạnh như thế này, làm sao mà tôi ký giấy bệnh cho anh
được.”
Tôi
chia buồn với người bạn nhưng trong lòng cũng nổi lên ý kiến: Ông bác
sĩ này cũng . . . ngon, có bịnh mới khám, không có bịnh thì đi chỗ khác
chơi.
Tới
phiên tôi, tôi khai đau tay quá, không dở lên nổi, bác sĩ Dũng nắm bắp
tay tôi bóp nhẹ, tôi la làng vì đau, tức là có bịnh thiệt. Ông lấy cây
đèn có ánh sáng mầu đỏ chiếu vào bắp thịt tay của tôi một hồi rồi cho
thuốc giảm đau, rồi chứng nhận cho tôi cần nghỉ hai ngày. Trong khi viết
toa, ông hỏi tôi hồi xưa ở Việt Nam làm gì? Tôi nói hồi xưa đăng Lính
Biệt Động, ổng nói ổng cũng đăng Lính, Lính Thủy Quân Lục Chiến . . .
thế là chúng tôi quen nhau.
Qua
vài lần khám bệnh khác, mỗi lần nói vài câu xã giao, tôi mới biết ra là
bác sĩ Dũng học cùng lớp, cùng trường Chu Văn An với anh Hiệp của tôi.
Khi nhắc tới anh lớn của tôi, bác sĩ Dũng sáng mắt lên nhắc lại chuyện
xưa:
“Tôi
với anh Hiệp học chung với nhau từ Đệ Thất ở Chu Văn An, năm nào cũng
một đứa bàn trên, một đứa bàn dưới cho đến Đệ Nhất. Vào trường Y, hai
đứa cũng học chung với nhau, ra trường chọn đơn vị, anh Hiệp về Trung
đội Lựa Thương Quảng Đức, tôi về Thủy Quân Lục Chiến.”
Vì
anh là huynh trưởng của tôi (đi lính từ năm 1965), nay lại là bạn cùng
lớp với anh cả của tôi nữa, nên từ đó, tôi gọi anh là Anh Dũng.
Trở lại cuốn hồi ký của bác sĩ Dũng,
Như tôi đã nói ở phần đầu, cuốn Hồi Ký của Bác sĩ Trần Xuân Dũng tạm được gọi là một cuốn Lịch Sử Việt Nam Cận Đại Rút Gọn, vậy chúng ta hãy cùng nhau . . . đi vào lịch sử mà anh bác sĩ Dũng đã gom lại trong cuốn hồi ký của ông, khởi hành từ Lạng Sơn, vùng giới tuyến địa đầu Việt Nam và Trung Cộng:
“Tôi sinh năm 1939 tại Làng Lý Nhân, Tỉnh Hà Nam . . . Ba tôi theo Tây Học. Cuối năm thứ tư bậc trung học, ba tôi thi đậu bằng Diplome, ông nộp đơn xin đi làm công chức sở hỏa xa và được gởi đi làm ở Nhà Ga Đồng Đăng. Nơi này rất nổi tiếng trong văn chương Việt Nam:
“Đồng Đăng có Phố Kỳ Lừa,
Có Nàng Tô Thị, có Chùa Tam Thanh . . .”
Ga Đồng Đăng
Từ trái qua phải, tòa nhà thứ hai là tòa nhà chính của Ga Đồng Đăng. Nửa bên phải của tầng trên là nơi chúng tôi cư ngụ (1942).
Đã
có lần ba tôi đưa chúng tôi đi thăm Động Tam Thanh (Chùa Tam Thanh ở
trong động Tam Thanh này). Chỉ nhớ rằng hôm đó trời rất nóng, nhưng bước
vào trong động thấy mát rượi.
Giếng Tiên.
Sau
đó được đi thăm Giếng Tiên. Miệng giếng ngang với mặt đất, nước mấp mé
gần miệng, ngồi xổm xuống có thể dùng một cái bát hay một cái gầu cũng
múc nước được. Nếu nhiều người cùng dùng thùng liền tay múc nước, thì
mực nước sẽ xuống, nhưng chỉ một hai phút sau nước lại lên cao gần miệng
giếng như cữ. Vì thế người ta mới gọi là Giếng Tiên, không bao giờ cạn
nước và không bao giờ tràn ra ngoài, đầy rồi thì thôi.
Đối với một cậu bé ba tuổi, nhớ được nhiêu đó chuyện là quá hay rồi.
Núi Vọng Phu có Nàng Tô Thị bồng con đứng chờ.
Từ
những di tích mà anh Dũng còn nhớ, và theo nhiều trang mạng trên
internet, chúng ta biết thêm rằng, trong quần thể núi đồi vùng Lạng Sơn,
có một ngọn núi tên là Vọng Phu. Trên đỉnh núi này có một khối đá tự
nhiên hình một người phụ nữ bồng con hướng nhìn về phương xa. Từ xưa
tượng đá này đã gắn với truyền thuyết về một người con gái chung thuỷ
đứng chờ chồng đi lính. Chờ mãi không thấy chồng về, nàng và con đã hoá
thành đá, từ đó người dân gọi đây là tượng Nàng Tô Thị.
Ra
khỏi Đồng Đăng, còn rất nhiều thứ gợi nhớ nhung, hoài niệm cho chúng
ta: Quỷ Môn Quan, Ải Chi Lăng và cuối cùng là Ải Nam Quan.
Ở Đồng Đăng một thời gian, ba của anh Dũng được đổi về miền đồng bằng, đó là thị trấn Vinh của tỉnh Nghệ An.
Thành
phố Vinh thật là yên tĩnh, đa số người dân đều di chuyển bằng cách đi
bộ, cả tỉnh có hai chiếc xe đạp, xe hơi thì hầu như không có (thỉnh
thoảng cũng có xe nhà binh của Pháp chạy ngang).
Biến cố súng đạn lớn nhất mà lần đầu tiên trong đời bác sĩ Dũng được chứng kiến xẩy ra vào ngày 9 tháng 3 năm 1945:
“Hôm đó là ngày 9 tháng 3 năm 1945, tôi đang ngồi trong cửa sổ ăn quà sáng và nhìn ra đường.
Nghe
tiếng xôn xao, tôi cũng đưa mắt nhìn ra đường: Mấy người lính Nhật đang
ôm súng ngồi trên chỗ ghế của hành khách, còn những người đang kéo xe
lại là những ông Tây. Cũng có cả một hai bà Đầm bị kéo xe có lính Nhật
ngồi trên. Bọn lính Nhật cười nói huyên thuyên nhưng mắt vẫn theo dõi
những người Pháp kéo xe.
Những
người Pháp này, mới hôm qua đây, còn là những ông quan cai trị. Nhật
vừa đảo chính Pháp được có vài tiếng đồng hồ trên toàn cõi Việt Nam. Bây
giờ người Nhật đang lên voi, còn Pháp xuống chó.
Từ khi quân Nhật chiếm đóng vùng Đông Nam Á, nhiều người dân Việt tưởng rằng thời kỳ đô hộ của Pháp đã chấm dứt,
chúng ta đã được độc lập tự do. Sự thật không phải như vậy, dân Việt
vẫn phải chịu nhục đô hộ, nhưng thay vì bị người Pháp da trắng đô hộ,
thì nay kẻ đô hộ chúng ta cũng là dân da vàng với nhau. Thay vì cùng là
một mầu da, nhưng sự đô hộ của họ còn khắt khe và tàn nhẫn hơn nữa. Vì
sự tàn bạo đó mà dân Việt đã gọi bọn họ là “Nhật Lùn”.
Tàn
bạo hơn nữa, chúng còn bắt dân ta nhổ hết lúa lên để trồng đay, vì đay
có nhiều chất sợi, bọn chúng cho chở về Nhật dệt thành vải may quần áo
cho binh lính của họ. Nơi nào lúa đã chín thì họ tịch thu hết đem về
Nhật. Ở miền Bắc, do thiên tai, lũ lụt, sâu bệnh . . . gây mất mùa. Đói kém lại thêm vào bệnh tật, bệnh
dịch tả lan tràn khắp nơi, người chết không có ai chôn, nên đành đào
những huyệt lớn bỏ hết những thân xác vào trong đó, đổ vôi lên rồi lấp
đất chôn. Đó là nạn đói năm Ất Dậu, trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm 1944 đến tháng 5 năm 1945, đã làm gần hai triệu người dân chết đói.
Nạn đói này chấm dứt vào khoảng tháng 5 năm 1945, anh Dũng kể tiếp:
“Từ ngày 17 tháng Tư năm 1945, chính phủ Việt Nam đầu tiên được thành lập, do ông Trần Trọng Kim là thủ tướng. Mặc dù phương tiện và nhân lực hạn chế, thủ tướng Kim đã cố gắng cho chuyển gạo từ Nam ra Bắc để cứu đói, những nạn nhân còn sống sót được đưa vào những trung tâm cứu trợ để được săn sóc, thêm vào đó, vụ mùa tháng 5 1945 vừa đến lúc thu hoạch, dân chúng đã bắt đầu có gạo ăn.
“Từ ngày 17 tháng Tư năm 1945, chính phủ Việt Nam đầu tiên được thành lập, do ông Trần Trọng Kim là thủ tướng. Mặc dù phương tiện và nhân lực hạn chế, thủ tướng Kim đã cố gắng cho chuyển gạo từ Nam ra Bắc để cứu đói, những nạn nhân còn sống sót được đưa vào những trung tâm cứu trợ để được săn sóc, thêm vào đó, vụ mùa tháng 5 1945 vừa đến lúc thu hoạch, dân chúng đã bắt đầu có gạo ăn.
Sau khi Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật vào ngày 6 tháng Tám năm 1945, quân đội Nhật đã biến đi đâu hết, không còn thấy xuất hiên trên đường phố ở Vinh nữa.”
Đến khoảng giữa tháng Tám năm 1945, một sự kiện thứ hai đã xẩy ra trong cuộc đời của anh Dũng:
“Lúc
đó vào khoảng 11 giờ sáng, một đoàn người mặc quần xóoc trắng ngồi trên
xe đạp nối đuôi nhau, họ đạp từ phía nhà ga hướng về nhà tôi, tôi đếm
được 15 người cả thẩy, mỗi người đều cầm một lá cờ đỏ sao vàng. Người
dẫn đầu tay trái cầm một cái loa đưa lên miệng hô đi hô lại: “Ba giờ
chiều nay, mời đồng bào đi ra sân vận động để dự cuộc mít tinh “.
Chẳng
bao lâu, sau ngày 2 tháng 9 năm 1945, ai cũng biết đến một cái tên mới
của Việt Nam: Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, do Hồ Chí Minh làm Chủ Tịch
nước. Ở mọi nơi, từ công sở cho tới trường học, ngoài chợ và trong cả
nhà dân nữa, đâu đâu cũng thấy treo hình ông này.
Chuyện
gì phải đến, đã đến: Việt Minh thanh toán những đảng phái quốc gia đã
từng cùng nhau cộng tác chống lại sự đô hộ của người Pháp. Đầu tiên là
những đảng viên của Việt Nam Quốc Dân Đảng:
“Một hôm, một số Việt Minh vác loa đi khắp tỉnh, rao lên rằng:
Xin mờ đồng bào, mười giờ sáng mai, hãy tập trung tại cửa Tả để nghe xử án.”
Xin mờ đồng bào, mười giờ sáng mai, hãy tập trung tại cửa Tả để nghe xử án.”
Ngày
hôm sau, anh Ninh (Trần Xuân Ninh) và tôi ra chỗ đã dặn để xem xử án.
Lúc đó, anh Ninh được 9 tuổi và tôi 6 tuổi. chúng tôi đến sớm, nhưng đám
đông đã đến sớm hơn, đang chờ sẵn bên đường. Phía trước chỗ chúng tôi
đứng, có đóng sẵn hai cái cọc, cao chừng hai thước.
Đây
rồi, một nhóm người đang tới, tám chín người đang dẫn hai người bị trói
giật khuỷu tay ra đằng sau, mỗi người này đều được mặc một bộ quần áo
trắng mới tinh.
Một người cầm loa nói to: “Xin đồng bào chú ý nghe xử án”
Một
người khác cầm một tờ giấy đọc một hơi những điều gì đó tôi không hiểu,
người này đọc câu chót: “Phải xử tử hai tên Trần Văn Cống và Tống Gia
Liêm này. Chúng là Việt Nam Quốc Dân Đảng.”
Anh
ta hất hàm ra hiệu. Mấy người trong bọn xông lại, kéo hai người đó trói
vào hai cây cột đã đóng sẵn. Xong, chúng dùng hai miếng vải trắng bịt
mắt hai người lại.
Sáu người cầm súng tiến ra phía trước . . .
Người chỉ huy hô to: “Bắn”
Trên bộ quần áo trắng của hai người bị trói, nhiều khoảng máu đỏ tươi lan ra nhanh . . .
Một số người đứng xem vùng bỏ chạy, sô đẩy nhau . . .
Kể từ đó, mối nguy hiểm xẩy ra cho mọi người dân Việt, gia đình anh Dũng cũng không ngoại lệ:
“Bỗng một hôm ba tôi bị Việt Minh bắt. Mợ tôi chẳng biết phải làm thế nào.
Riêng tôi rất lo sợ. Liệu ba tôi có bị bắt mặc một bộ quần áo trắng giống như hai người đã bị bắn không?
Đến
ngày thứ tư, Việt Minh cho người đến nói rằng, ba tôi hiện bị giam
trong nhà tù Vinh, người nhà mỗi ngày phải đem cơm vào nuôi người tù,
ngày hai bữa.
Trưa hôm sau, mợ tôi bế Minh Nguyệt vừa mới sinh, anh Ninh bế Tường Vi, tôi xách một cà mèn cơm đi tới nhà tù.
Đến
12 giờ, một người dẫn ba tôi ra tới bên song cửa sắt. Ba tôi mặc bộ
quần áo tù mầu xám, có số. Tôi mừng thầm vì thấy ba tôi không bị mặc bộ
quần áo mầu trắng. Mợ tôi khóc, nước mắt ràn rụa. Ba tôi mếu máo, thò
tay qua những song sắt xoa đầu chúng tôi. Ba mợ tôi nói chuyện với nhau
được khoảng năm bẩy phút, người kia lại đến. Tôi đưa ca men cơm vào tay
ba, người kia lôi ba tôi đi về phía trái, ba tôi cứ quay đầu lại, chúng
tôi cố nhìn theo.”
Vận
hạn đen đủi cứ theo đuổi gia đình họ Trần mãi, mợ anh đã phải bán hết
tất cả đồ đạc trong nhà để lo cho ba anh được ra tù, tìm đường trốn về
quê nội ở Hà Nam, người mẹ dẫn đàn con đi theo sau.
Đói
khổ, bệnh hoạn, mợ của anh dẫn đàn con về tới quê nội thì kiệt sức, đứa
con gái mới sinh chết vì mẹ không có sữa cho con bú, mẹ chết vì kiệt
sức.
Không
còn cách nào sống, người cha phải liều chết đưa ba đứa con chạy giữa
hai lằn đạn của Pháp và Việt minh, may mắn về tới Hà Nội.
Cuộc
sống của ba cha con khá hơn được một chút, ba anh tìm được việc làm, ba
anh em của anh đều được đi học trở lại cho tới năm 1954, ba anh lại một
lần nữa dẫn ba đứa con bỏ quê nội ở Hà Nam để lên đường vào Nam tìm tự
do.
Ba
anh gởi ba anh em cho người chú để đi theo đoàn quân của ông lên máy
bay vào Nam, còn ông ở lại làm việc ở nhà ga xe hỏa tới ngày cuối cùng
của cuộc di cư, ông mới cùng toán hỏa xa vào Nam năm 1954.
Hai anh em đều được nhận vào trường Chu Văn An, anh Trần Xuân Ninh vào lớp Đệ Nhị, còn Trần Xuân Dũng vào lớp Đệ Tứ.
Học xong trung học, anh Ninh tính cùng với mấy người bạn vào Không Quân, nhưng cuối cùng anh đổi ý học Y Khoa.
Anh Dũng, sau khi đậu Tú Tài II, định học luật, rồi Dược, cuối cùng vẫn không biết nên học môn gì. Anh Ninh xúi vào:
“Thế thì mày cũng vào học Y giống tao đi!”
“Thế thì mày cũng vào học Y giống tao đi!”
Thế là anh Dũng ngày ngày đạp xe đạp từ Đồng Ông Cộ tới trường Đại Học Y Khoa để học, trở thành bác sĩ.
Ra
trường, khi chọn đơn vị, anh nhìn tới nhìn lui, những chỗ nào có Chữ
Phúc, chữ Lộc, chữ Thọ, đều có đứa chọn hết rồi, anh nhớ tới câu ca dao
mà bà nội đã thường đọc:
“Làm Trai cho đáng nên Trai,
Xuống Đông, Đông tịnh, lên Đoài, Đoài tan”
Anh Dũng đứng thẳng người đưa tay lên cao, xin gia nhập đơn vị Thủy Quân Lục Chiến.
Người
Y sĩ khi gia nhập quân đội, cũng chịu hiểm nguy và chết chóc y như một
người lính bình thường. Mặc dù nhiệm vụ của họ chỉ là cứu thương, được
đơn vị hành quân bảo vệ nên đỡ phần nguy hiểm, tuy nhiên, cũng vì được
bảo vệ, nên trong trường hợp bộ chỉ huy bị tấn công, họ khó bề tự mình
chống trả, vì không đủ vũ khí cá nhân bên cạnh và cũng không được huấn
luyện để chiến đấu như một người lính.
Một
khi tình nguyện gia nhập những đơn vị thiện chiến và chuyên nghiệp, như
Nhẩy Dù và Thủy Quân Lục Chiến, vì mức độ nguy hiểm, thương vong của
đơn vị này cao hơn so với các đơn vị khác, do đó, mỗi tiểu đoàn có một Y
sĩ và 1 trung đội quân y. Khi tiểu đoàn đi hành quân, Y sĩ cũng phải đi
theo.
Nếu
chọn những đơn vị bộ binh, vì mức độ nguy hiểm và thương vong của đơn
vị này thấp hơn, nên mỗi Trung đoàn (3 tiểu đoàn chiến đấu) mới có một Y
sĩ và một trung đội quân y. và chỉ khi nào cả trung đoàn đi hành quân, Y
sĩ mới đi theo mà thôi.
Riêng
đối với Biệt Động Quân, mặc dù cũng là đơn vị thiện chiến và chuyên
nghiệp, nhưng vì từ lúc khởi đầu, Biệt Động Quân được tổ chức theo
phương thức gọn, nhẹ, nên mỗi tiểu đoàn chỉ có 3 đại đội tác chiến, do
đó, ở cấp Liên đoàn (3 tiểu đoàn) mới có một Y sĩ.
Thủy
Quân Lục Chiến cấp tiểu đoàn thường đi hành quân liên miên, cho nên Y
sĩ Trần Xuân Dũng ít khi được ở nhà. Nhất là khi tiểu đoàn tham dự những
trận đánh tiêu diệt Việt Cộng ở Sài Gòn và vùng ven đô, lính Cộng Hòa
và Việt cộng đánh nhau bắn nhau ở khắp hang cùng ngõ hẻm, việc băng bó
và di tản thương binh thật là khó khăn và nguy hiểm, và đám nằm vùng trú
ẩn ở khắp mọi nơi, Y sĩ Dũng đã cố gắng làm tròn nhiệm vụ của mình, một
Y sỉ Thủy Quân Lục Chiến.
Khi đã chọn đời Lính, nhất là Thủy Quân Lục Chiến, là phải chọn hiểm nguy, chấp nhận thương đau . . .
Một Là Xanh Cỏ - Hai là Đỏ Ngực.
Cũng
vì chấp nhận hiểm nguy, nên sau trận Mậu Thân, Y sĩ Dũng đã được thăng
cấp Đại úy và tưởng thưởng Anh Dũng Bội Tinh với Ngôi Sao Bạc vào ngày 1
tháng 11 năm 1968. Lúc đó anh đang giữ chức vụ Đại Đội Trưởng Đại Đội
Quân Y của Chiến Đoàn B Thủy Quân Lục Chiến.
Với
lòng nhiệt thành và ý chí làm việc không mệt mỏi, anh Dũng đã được cấp
trên giao trọng trách lớn hơn nữa: Ngày 1/1/1969, Y Tiểu Đoàn Trưởng
Tiểu Đoàn Quân Y, với cấp số 600 quân nhân, 14 y sĩ, 2 dược sĩ và 1 nha
sĩ.
Với
chức vụ này, một số người cho đó là nơi bổng lộc, nhưng Y sĩ Dũng chỉ
biết làm việc, ai chăm chỉ, làm việc khá thì thăng thưởng, ai lười biếng
thì khiển trách, không hế tơ hào công quỹ, không hề chọn phe phái. Cũng
vì cách thức làm việc như vậy mà anh đã được kiêm nhiệm chức vụ Y sĩ
trưởng của Sư Đoàn 2 Bộ Binh và vinh thăng Thiếu Tá vào cuối năm 1970.
Đầu
năm 1973, cục Quân Y chọn những y sĩ nhiều kinh nghiệm chiến trường trở
về Trường Quân Y để truyền những kinh nghiệm xương máu đó cho các sinh
viên quân y. Y sĩ Thiếu tá Trần Xuân Dũng đã được chọn làm Trưởng khoa
huấn luyện, dưới sự điều hành của Y sĩ Đại tá Hoàng Cơ Lân của Binh
chủng Nhẩy Dù. Hàng ngày, thiếu tá Dũng . . . đạp xe đạp từ Đồng Ông Cộ
tới Trường Quân Y để làm việc.
Đi
làm mãi mới để dành được ít tiền, anh Dũng làm lễ Đại Đăng Khoa với cô
gái miền Hội An, chẵng có nhẫn cỏ cho em mà cũng chẳng có tuần trăng mật
gì cả, vì . . . nghèo quá. Y sĩ Thiếu tá nhà ta chỉ biết làm việc cho
quân đội chứ không biết kiếm tiền, đến nỗi một bạn đồng nghiệp đã phải .
. . bắt anh làm thêm giờ:
“Anh
là bác sĩ, lại vừa cưới vợ nữa, nghèo quá . . . không nên. Ba tôi có
một căn nhà ở khu tứ thị, đã cho thuê nhưng còn trống một phòng, nếu anh
chịu mở phòng mạch ở đó, ba tôi rất vui lỏng cho anh làm, không lấy
tiền mướn gì cả, anh muốn làm tới bao lâu thì làm.
Nhờ thế mà bác sĩ Dũng mới có đủ tiền nuôi vợ nuôi con và mua được chiếc xe gắn máy, khỏi còng lưng đạp xe đạp nữa.
Đến ngày 30 tháng Tư 1975, Y sĩ Thiếu tá Trần Xuân Dũng vẫn còn tử thủ ở Trường Quân Y với những sinh viên quân y còn lại.
Sau
đó, cũng như những người lính bại trận khác, anh Dũng khăn gói đi tù
cải tạo. Lúc đầu, cứ tưởng là chỉ đi 10 ngày thôi, ai dè bị tù suốt mùa
lệ thủy, mãi tới năm 1977, do nhu cầu dân chết nhiều quá không có ai cứu
chữa, anh mới được thả về.
Quà kỷ niệm do tù cải tạo Dũng làm tặng cho con gái.
Một
hôm, có một bệnh nhân bị nghẹt thở chở gấp vào nhà thương, bác sĩ Dũng
khám bệnh, biết ngay là cô bị bệnh xuyễn, anh cho chích thuốc hạ đàm,
một lúc sau cô tỉnh lại, cám ơn thật nhiều, nói rằng, trước đây, cô cũng
lên cơn xuyễn, đã được đưa tới bệnh viện này nhiều lần nhưng bác sĩ
giải phóng chỉ cho uông xuyên tâm liên thôi, nên không khỏi.
Mấy
lần sau nữa, cô cũng cứ lên cơn, lại được chở vào bệnh viện và lại được
bác sĩ Dũng cứu qua khỏi cơn bệnh. Buồn vì cơn bệnh ngặt nghèo của
mình, cô gái hỏi:
-“Thưa bác sĩ, em cứ bị lên cơn xuyễn hoài, có cách nào chữa hết bịnh luôn được không?”
-“Họa chăng ra ngoại quốc, họ có thuốc tốt hơn, có cách trị liệu giỏi hơn, sẽ dứt bệnh luôn.”
Mấy ngày hôm sau, cô trở lại nói nhỏ:
-“Má em có tổ chức vượt biên, đồng ý cho bác sĩ đi theo không tốn tiền, nhưng nếu gia đình đi theo, mỗi người phải trả 2 cây.”
Bác
sĩ Dũng nghèo rách mồng tơi, một chỉ vàng cũng không có, nói chi 6 cây
vàng cho vợ và hai đứa con. Buồn quá, anh xách bị thuốc xuyễn tới nhà cô
gái, nói với mẹ cô:
-“Tôi
không có tiền nên không thể đi cùng với cô được, chúc bà thượng lộ bình
an, tôi còn ít thuốc đây tặng cho cô gái, mỗi khi lên cơn, cô nhờ người
khác chích cho một mũi sẽ khỏi. Còn đây là những thứ thuốc trụ sinh mà
tôi đã để dành được, mua được, bà cứ đem theo để khi cần tới sẽ có mà
dùng.”
Anh ra về được một quãng đường thì cô gái chạy theo, nói “Má em mời bác sĩ trở lại nói chuyện.”
Trở lại nhà, bà má ngồi đi văng nói với anh:
-“Thuốc
trị bịnh xuyễn và mấy thứ thuốc trụ sinh này đắt như vàng, có tiền kiếm
mua cũng không có, vậy mà bác sĩ dám đem hết ra tặng cho tôi, thì tôi
tiếc gì vài cây vàng. Tôi đồng ý cho gia đình bác sĩ đi theo đó, không
phải trả tôi cây nào hết.”
Thế là vợ chồng và hai cô con gái lên ghe đi vượt biên.
Chiếc
tầu vượt biên nhỏ xíu, người chủ tầu ngồi sau đuôi cầm bánh lái, người
em làm tài công và hoa tiêu nhắm hướng là . . . bác sĩ Dũng.
Ấy vậy mà hoa tiêu “Dỏm” Trần Xuân Dũng cũng điều khiển chiếc ghe tới được đảo Sungei Besi của Mã Lai.
Bác sĩ Dũng và gia đình được nhận định cư ở Úc và đến thành phố Melbourne vào ngày 13 tháng Tám năm 1978.
Thời gian đầu, hai vợ chồng nhận hàng may về nhà làm, anh Dũng ráng học thi lại bằng tương đương và hành nghề Bác Sĩ tại số 146 Hopkins street, Fooscray,Vic 3011, Australia từ đó tới nay.
Thưa quý độc giả, quý chiến hữu, nhất là những Thủy Quân Lục Chiến,
Nhân
ngày Quốc Hận 30 tháng Tư sắp tới, tôi giới thiệu tới quý vị cuốn hồi
ký “Sống Chẳng Còn Quê” của Y sĩ Thiếu Tá Trần Xuân Dũng để chúng ta
cùng đọc, cùng nhớ về quá khứ.
Nếu
con, cháu chúng ta có hỏi về lý do nào mà người Việt Nam lại có mặt ở
Úc, Mỹ, Canada và ở khắp nơi trên thế giới, ngoại trừ Việt Nam, hãy kể
lại cho con cháu chúng ta rằng:
“Ngày
xưa . . . trên bản đồ thế giới, có một Quốc Gia tên là Việt Nam Cộng
Hòa. Quốc gia này có một quân đội gọi là Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Quân lực này đã chiến đấu chống lại bọn Cộng sản.
Hãy
đưa cho con cháu chúng ta xem những cuốn sách nói về cuộc chiến đấu
của Quân lực này, trong đó có những cuốn sách Chiến Sử Thủy Quân Lục
Chiến, Quân Y Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và Hồi ký “Sống Chẳng Còn Quê”
của bác sĩ Dũng, để các thế hệ sau này biết được chúng ta, những người
Lính của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu giữ gìn Tổ Quốc ra sao.
Giá bán của cuốn Hồi ký là AUS $30.00 hoặc
US $25.00
Quý đồng hương ở Victoria có thể đến ngay địa chỉ:
146 Hopkins street, Fooscray,Vic 3011,
Để nhận sách và giao tiền.
Ngoài tiểu bang Victoria, xin quý vị gởi Bank cheque $40 Úc kim, đề tên:
Dr. Xuan Dung Tran, gởi về địa chỉ 146 Hopkins street, Fooscray,Vic 3011, Australia.
Quý đồng hương ở Mỹ, Cananda và Âu châu, xin liên lạc với Miss Tuong Vi Tran theo địa chỉ email:
để mua sách.
Tiền
bán cuốn hồi ký này, anh Dũng sẽ dùng để viết và in những cuốn sách
khác nữa cho chúng ta và những thế hệ tiếp theo đọc, chứ ông không dùng
tiền đó để mua nhà đầu tư đâu. Có một căn nhà và chiếc xe Jeep chạy đâu
cũng tới, là ông đã mãn nguyện lắm rồi.
Kính mời.
NGUYỄN KHẮP NƠI.
Subscribe to:
Posts (Atom)